Hoàn thiện công cụ pháp luật

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 83)

Hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý mới nhằm nâng cao vai trò quản lý của nhà nước.

Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành TƯ Đảng khoá VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, khi nêu những định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu, có ghi: “Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Quản lý xã hội bằng pháp luật” [20, 20].

Chuyển sang xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn mà chúng ta đng thực hiện bước chuyển từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang mô hình KTTT định hướng XHCN. Cuộc sống đòi hỏi phải đổi mới việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế- xã hội theo cơ chế thị trường. Bảo đảm tính hệ thống của luật và thông lệ quốc tế, khẩn trương xây dựng và ban hành hệ thống luật kinh tế. Việc hoàn thiện hệ thông pháp luật theo hướng đó đòi hỏi:

Một là, cần đổi mới phương pháp xây dựng bộ luật kinh tế.

Chúng ta chưa có chiến lược xây dựng pháp luật thể hiện một chương trình dài hạn, nên việc xây dựng và ban hành pháp luật kinh tế theo cơ chế mới còn chắp vá, tuỳ tiện. Nhiều lúc chúng ta còn bị động với tình hình thực tế, dẫn đến pháp luậ mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tế, không mang tính khả thi. Vì vậy, trước tiên cần hình thành một chiến lược xây dựng pháp luật, trong đó có bộ luật kinh tế.

Chiến lược xây dựng pháp luật kinh tế phải được hình thành trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế- xã hội. Từ chiến lược đó, định ra kế hoạch cụ thể làm luật cho từng năm, 5 năm. Các kế hoạch đó phải giành ưu tiên cho việc ban hành và sửa đổi các đạo luật có liên quan trực tiếp đến việc tạo lập các quan hệ KTTT theo định hướng XHCN (các đạo luật về tư cách pháp nhân của các chủ thể trong nền kinh tế, luật doanh nghiệp tư nhân, luật DNNN, luật hợp tác xã); các đạo luật tạo điều kiện và môi trường cho sản xuất kinh doanh (luật thương mại, luật lao động, luật ngân hàng, luật thuế; luật chống cạnh tranh bất hợp pháp; một số hậu quả của sản xuất kinh doanh; luật phá sản, luật thanh lý tài sản, luật thất nghiệp…). Do các đạo luật ở nước

ta hình thành trong điều kiện KTTT. Chưa phát triển đầy đủ, chưa đồng bộ, các quan hệ kinh tế chưa ổn

lực của văn bản pháp luật đã ban hành để từ đó có những bổ sung, những sửa đổi thích hợp,

Song song với việc ban hành các đạo luật mang tính thời sự đó, cũng phải chú trọng xây dựng các bộ luật tổng hợp (như bộ luật lao động, bộ luật dân sự). Việc xây dựng và hoàn thiện các bộ luật đó sẽ là bộ khung vững chắc cho pháp luật kinh tế, tạo cơ sở pháp lý ổn định cho nền kinh tế vận động và phát triển đúng hướng.

Bên cạnh việc xây dựng, hoàn thiện các bộ luật và các luật đơn hành, trong quá trình xây dựng pháp luật kinhtế còn cần chú trọng phân cấp rành mạch vai trò văn bản giữa TƯ và địa phương. Nhờ sự phân cấp đó, chúng ta sẽ tránh được những mâu thuẫn giữa luật và các văn bản dưới luật; tập trung quyền lực thực sự vào Chính phủ; đảm bảo thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động kinh tế.

Hai là, cần đổi mới cơ chế thi hành pháp luật.

Tính khả thi của pháp luật không chỉ phụ thuộc vào nội dung của pháp luật, mà còn phụ thuộc vào bộ máy hành pháp và ý thức pháp luật của mỗi người dân. Vì thế, ngoài những biện pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện pháp luật, còn cần phải cải cách hệ thống tổ chức bảo đảm thi hành pháp luật nói chung, luật kinh tế nói riêng.

Ba là, tăng cường giáo dục luật pháp, nâng cao ý thức pháp quyền của nhân dân.

Có được bộ luật hoàn thiện, hệ thống tổ chức đảm bảo thi hành pháp luật quản lý kinh tế đồng bộ, nhưng sự hiểu biết của nhân dân về luật pháp còn yếu kém thì hiệu lực của bộ luật đó trong đời sống xã hội sẽ thấp kém. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm thích đáng; nhiều lúc, nhiều nơi còn bị coi nhẹ. Nhiều văn bản pháp luật quan trọng đã được ban hành nhưng chậm được phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thi hành. Do vậy, pháp luật ít đi vào cuộc sống,

hiệu lực pháp luật không cao. Mặt khác, chúng ta lại chỉ dừng ở việc phổ biến luật, không chú ý đúng mức tới việc thi hành luật.

Việc thiếu hiểu biết về luật không chỉ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật, mà còn làm cho mọi người dân, các chủ thể sản xuất kinh doanh không phát huy được vai trò làm chủ, vai trò kiểm tra, kiểm soát đối với cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước, và do đó, hạn chế sự phát triển kinh tế – xã hội. Để làm tốt công tác giáo dục luật pháp và đưa luật pháp vào cuộc sống, cần triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; huy động lực lượng các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo đúng pháp luật trong cơ quan nhà nước và xã hội.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)