Để khắc phục những khiếm khuyết của kế hoạch trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đáp ứng đầy đủ hơn những nhu cầu của KTTT, nhà nước cần tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá theo các hướng:
- Coi kế hoạch là một trong những công cụ cơ bản và quan trọng trong tay Nhà nước để xây dựng nền KTTT định hướng XHCN. Kế hoạch hoá phải trở thành công cụ trực tiếp để Nhà nước duy trì và thiết lập những cân đối lớn giữa cung và cầu, tích luỹ và tiêu dùng, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Qua đó, một mặt, góp phần hình thành, phát triển kinh tế hàng hoá và thị trường thống nhất trong cả nước; mặt khác, định hướng sự vận động của thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế ổn định, tăng trưởng, đáp ứng được những mục tiêu kinh tế- xã hội đã định.
- Kế hoạch phải tiếp tục xây dựng chủ yếu với tính chất là những kế hoạch định hướng. Các kế hoạch đó phải nhằm xác định phương hướng, mục tiêu phát triển của nền kinh tế và các biện pháp về cân đối vật chất, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chính sách để các đơn vị kinh tế sản xuất, kinh doanh phát triển theo phương hướng, mục tiêu đã đề ra. Và do vậy, các kế hoạch định hướng phải:
+ Mang tính định hướng và khái quát: Nghĩa là, các kế hoạch của nhà nước chủ yếu bao quát tầm vĩ mô, tập trung vào việc thiết lập các cân đối lớn của nền kinh tế. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trực tiếp thực hiện kế hoạch
dưới sự điều tiết của Nhà nước, thông qua tác động tác động của thị trường bằng cụ thể hoá kế hoạch định hướng đó.
+ Tính hướng dẫn gián tiếp: Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, kế hoạch mang tính chỉ tiêu pháp lệnh, buộc mọi đơn vị cơ sở nhất thiết phải tuân theo. Khi đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh chỉ có nhiệm vụ thi hành kế hoạch mà không cần bận tâm suy nghĩ, không sáng tạo, không cần tính đến hiệu quả kinh tế và do đó trở nên hết sức thụ động. Bước sang cơ chế mới- cơ chế thị trường, sự sôi động của nó đã loại bỏ các kế hoạch cứng nhắc, đòi hỏi các kế hoạch mang tính hướng dẫn, gián tiếp. Các kế hoạch này buộc các đơn vị sản xuất, kinh doanh phải đối mặt với thị trường, phải tự chủ quá trình kinh doanh của mình; phải suy nghĩ, tính toán, hành động sao cho phù hợp với kế hoạch vĩ mô, đáp ứng được các nhu cầu của thị trường và, đương nhiên, đem lại lợi ích cho mình và toàn xã hội. Kế hoạch nhà nước vừa là môi trường, vừa là hành lang hoạt động của các chủ sản xuất, kinh doach.
+ Tính năng động, gắn với hiệu quả và lợi ích kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu của công tác kế hoạch hoá là góp phần thúc đẩy sự phát triển theo mục đích đã định sẵn trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan cùng với những điều kiện lịch sử- cụ thể mà trong đó, các quy luật hoạt động. Để đạt được điều đó, việc xây dựng các kế hoạch trước hết phải xuất phát từ thị trường, gắn với thị trường và dứt khoát không thể là các kế hoạch cứng nhắc. Nhà nước đưa ra những dự kiến về khả năng phát triển kinh tế thông qua các định hướng chiến lược, các chính sách cụ thể. Trong quá trình thực hiện, kế hoạch đó có thể có những thay đổi cho phù hợp với những biến đổi cho phù hợp với những biến đổi to lớn của kinh tế- xã hội trong cũng như ngoài nước. Điều đó xảy ra trong thực tế. Bắt đầu từ nửa cuối năm 1997, sang năm 1998, một loạt các nước trong khu vực lâm vào khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực tác động không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Thêm vào đó, thiên tai, lũ lụt, hạn hán gây ra những thất thoát lớn cho
nền kinh tế. Bên cạnh những yếu tố khách quan tác động theo chiều hướng bất lợi, những yếu kém trong quản lý vĩ mô của Nhà nước đã làm cho nền kinh tế Việt Nam, mặc dù theo đánh giá của Hội nghi TƯ lần thứ 5 khoá VIII (7- 1997), về cơ bản nền kinh tế vĩ mô vẫn ổn định và đã đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra trong 6 tháng cuối năm, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố chưa vững chắc, có một số biểu hiện có thể gây mất ổn định, dẫn tới suy thoái, nếu không kịp thời khắc phục nên đã điều chỉnh kế hoạch. Một điều cần phải nhắc đến là vào thời điểm đó kinh tế nước ta chưa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, chưa có thị trường chứng khoán nên vấn đề tài chính, tiền tệ của nước ta gần như đứng ngoài cuộc khủng hoảng.
Những thay đổi, điều chỉnh kế hoạch không phải là một thất bại của chúng ta trong công tác kế hoạch, mà chứng tỏ tính mềm dẻo của nó trong KTTT. Một kế hoạch mang tính mềm dẻo, công khai sử dụng các đòn bẩy kinh tế đã tạo động lực kích thích mạnh mẽ quá trình sản xuất, kinh doanh. Kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng ( chỉ còn một chỉ tiêu pháp lệnh là thuế) đa tạo được quyền tự chủ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong việc xác định phương án sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của thị trường nhằm đạt lợi nhuận cao, đồng thời, cũng phải sẵn sàng gánh chịu mọi sự rủi ro trong cạnh tranh trên thị trường.
- Phải xây dựng và thực hiện chế đọ kế hoạch hoá hai cấp: Nhà nước và cơ sở. Trong đó, kế hoạch cấp nhà nước là kế hoạch vĩ mô, kế hoạch toàn diện về kinh tế- xã hội, mang tính tổng quát và định hướng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kế hoạch cấp nhà nước phải là công cụ để thực hiện cac nhiệm vụ:
+ Bảo đảm thực hiện đường lối và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
+ Huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực của xã hội. + Đảm bảo cân đối tổng thể nền kinh tế.
+ Điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở. Kế hoạch của các đơn vị kinh tế cơ sở là kế hoạch hành động, do các đơn vị đó xây dựng dựa trên nhu cầu của thị trường; các nguồn vốn, vật tư…và tuân thủ các ràng buộc vĩ mô của nhà nước.
- Gắn kế hoạch hoá kinh tế với kế hoạch hoá xã hội.
Sự nghiệp phát triển kinh tế theo định hướng XHCN đặt con người vào vị trí trung tâm, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ, công bằng, dân chủ xã hội. Lĩnh vực xã hội ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội. Vì thế, trong công tác kế hoạch, vấn đề kết hợp mặt kinh tế với mặt xã hội cũng cần được giải quyết thỏa đáng.
Song song với các nội dung kinh tế, trong kế hoạch, các nội dung xã hội cũng được đặt ra. Các kế hoạch kinh tế không tách rời các kế hoạch xã hội. Các kế hoạch xã hội cũng không phải là phần phụ thêm của các kế hoạch kinh tế.
Các kế hoạch nhằm giải quyết đồng thời các mục tiêu kinh tế và xã hội phải mang tính chất đồng bộ. Trước mắt, cần quan tâm giải quyết một số mặt của lĩnh vực xã hội: dân số và kế hoạch hoá gia đình; việc làm; nâng cấp giáo dục, y tế và văn hoá xã hội; định canh, định cư, các dân tộc thiểu số hiện nay đang sống du canh, du cư; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội một cách rộng khắp.