Việc sử dụng công cụ kế hoạch

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

Từ năm 1986 trở về trước, nền kinh tế nước ta được quản lý chủ yếu theo cơ chế kế họach hoá tập trung, quan liêu, bao cấp với nội dung và cách thức thực hiện dập khuôn, máy móc, nền kinh tế luôn trong tình trạng khủng hoảng, đời sống của nhân dân thiếu thốn, khoa học kỹ thuật chậm phát triển. Nhà nước chỉ huy nền kinh tế bằng mệnh lệnh, thiếu tính khách quan và khoa học.

Thấy rõ hạn chế của chế độ kế họach hoá bằng mệnh lệnh tập trung, chúng ta từng bước đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá, đã làm cho công tác kế hoạch hoá mang nhiều nội dung mới, như: chuyển hẳn từ kế hoạch hoá bằng pháp lệnh sang kế hoạch hướng dẫn với việc tập trung nỗ lực xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội; chuyển dần việc điều hành kế hoạch từ can thiệp vi mô sang chú trọng các vấn đề vĩ mô các vấn đề cân đối lớn, các chỉ tiêu giá trị; triển khai phương pháp kế hoạch hoá theo chương trình mục tiêu nhằm giải quyết những bức xúc nhất của xã hội; hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được thay đổi một cách căn bản, chỉ còn giữ lại hai chỉ tiêu pháp lệnh cơ bản (thu, chi ngân sách và vốn đầu tư xây dựng cơ bản); thu hẹp dần các chỉ tiêu hiện vật; đồng thời, mở rộng thêm các chỉ tiêu giá trị; đổi mới quy trình lập kế hoạch, công tác dự báo thông tin được tăng cường, phương pháp tính toán kế hoạch được cải tiến phù hợp với KTTT và thông lệ quốc tế; công tác điều

hành kế họach có hiệu lực và thiết thực hơn, kịp thời sử lý các diễn biến bất thường sử dụng các công cụ vĩ mô nhằm đảm bảo những cân đối lớn góp phần ổn định kinh tế- xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kế hoạch hoá vẫn đang còn nhiều vấn đề tồn đọng, gây hạn chế đến cho KTTT.

Chẳng hạn:

+ Chưa xây dụng được cơ sở lý luận và phương pháp luận kế hoạch hoá phù hợp với thực tiễn của đất nước.

+ Kế hoạch chưa gắn chặt với các công cụ điều hành vĩ mô, các thành phần kinh tế gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

+ Cơ chế điều hành kế hoạch chưa thật phù hợp, còn sử dụng nhiều biện pháp hành chính; chính sách vĩ mô còn thay đổi nhiều.

+ Công tác thông tin, dự báo, phân tích kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu, bộ máy tổ chức và trình độ cán bộ kế hoạch hoá nói chung còn dưới tầm đòi hỏi của yêu cầu đổi mới.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)