hội (chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách cứu trợ xã hội).
Ở nước ta, bảo hiểm xã hội được thực hiện từ 1/1/1962 ở miền Bắc đã áp dụng chung cho cả nước sau 1975. Đây là một hình thức đóng góp phần của người lao động để được nhận lại từ quỹ bảo hiểm sự thu nhập định kỳ đã hết tuổi lao động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, việc đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội của nước ta còn nhiều bất cập và, do đó, chưa mang tính toàn xã hội.
Việc chuyển sang KTTT đòi hỏi chúng ta phải cải tạo lại hệ thống bảo hiểm hiện có, đưa vào cuộc sống một số hình thức bảo hiểm mới như: y tế bảo hiểm nhân thọ… Nhà nước phải nghiên cứu để xây dựng hệ thống bảo hiểm sao cho hoạt động của nó mang tính hiệu quả, vừa phù hợp với các điều kiện kinh tế, truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ này của đông đảo
nhân dân – nhất là người nghèo, vừa phục vụ cho đầu tư tăng trưởng nền kinh tế.
Về chính sách người có công với nước: do điều kiện lịch sử cụ thể qua nước ta, trong quá trình phát triển đi lên hiện nay có một số lượng đông đảo cán bộ lão thành có công với cách mạng cần được nuôi dưỡng; các gương bệnh nhân – bệnh binh ở ác mức độ khác nhau, các gia đình liệt sĩ … gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Với các đối tượng, chính sách xã hội của chúng ta nhằm cho mục tiêu đảm bảo cho họ một cuộc sống tinh thần vui vẻ, thoải mái, một cuột sống vật chất không thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xã hội. Để thực hiện được mục tiêu này, các biện pháp cụ thể sẽ được đưa ra phải rất phong phú, đa dạng; không chỉ là sự đóng góp của Nhà nước mà là của toàn xã hội thông qua các phong trào “uống nước nhớ nguồn” đền ơn đáp nghĩa”; không chỉ là sự cứu trợ, mà còn là việc tạo điều kiện tạo môi trường thuận lợi cho các đối tượng tham gia một cách tích cực vào các hoạt động kinh tế – xã hội.
Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách cứu trợ xã hội khác. Cơ chế thị trường luôn đẩy ra ngoài xã hội những đối tượng mà bản thân không tự giải quyết được các vấn đề của cuộc sống, cần có bàn tay trợ giúp của Nhà nước và toàn xã hội (như những người già cô đơn không nơi nương tựa; trẻ em mồ côi, tật nguyền, lang thang cơ nhỡ; những đối tượng tệ nạn xã hội sau cải tạo …) Để giúp đỡ các đối tượng này, Nhà nước và toàn xã hội, một mặt, tạo môi trường hỗ trợ cho họ vượt qua khó khăn; mặt khác, thúc đẩy sự cố gắng, nỗ lực vươn lên, hoà nhập vào cộng đồng của họ.