4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo và
3.3.1. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm phát huy dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế.
dân chủ trong quá trình phát triển kinh tế.
Việc chuyển KTTT ở nước ta thực chất là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XNCN, phát huy dân chủ về kinh tế gắn liền với định hướng XHCN. Chính vì thế, trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải nhằm phát huy dân chủ về kinh tế, đảm bảo định hướng XHCN.
Để quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước có hiệu quả, hướng sự phát triển kinh tế theo đúng định hướng chính trị, trước hết cần làm rõ vai trò, chức năng kinh tế của nhà nước trong KTTT. Trong lịch sử, bất kỳ Nhà nước nào cũng thực hiện chức năng định hướng kinh tế. Tuy nhiên, tuỳ thuộc mục đích của giai cấp cầm quyền mà ở mỗi nước, nhà nước lại có những vai trò cụ thể khác nhau. Ở nước ta, vai trò của nhà nước làm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, công bằng, ổn định, phát triển vững
chắc theo đúng định hướng XHCN. Nghĩa là, trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan, Nhà nước phải đề ra được những chính sách nhằm tạo dựng môi trường ổn định cho phát triển kinh tế, nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng nhanh và bền vững; đồng thời, đảm bảo được các mục tiêu xã hội mà tự bản thân KTTT, trong sự vận hành của nó, không thể đáp ứng được. Để mục tiêu đó trở thành hiện thực, trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay ở nước ta, Nhà nước phải không ngừng phát huy và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.
Trước đây, trong cơ chế kế họach hoá tập trung, nền dân chủ trong kinh tế thực chất không tồn tại. Trong mô hình kinh tế đó, nhà nước quyết định tất thảy mọi vấn đề của sản xuất kinh doanh, các cấp, các ngành, các cơ quan xí nghiệp thụ động thực hiện các quyết định đó. Khi đất nước chuyển sang KTTT, cơ chế vận động của nền kinh tế này đòi hỏi phải có môi trường tự do cạnh tranh, các chủ thể và kinh doanh phải được bình đẳng trước pháp luật trong sản xuất và kinh doanh. Nói cách khác, trong giai đoạn hiện nay, muốn kinh tế phát triển, phải có dân chủ thực sự trong lĩnh vực kinh tế.
Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù đã có nhiều cố gắng, có nhiều nỗ lực, nhưng dân chủ trong lĩnh vực kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của nền KTTT định hướng XHCN, khiến cho các khuyết tật vốn có của nền KTTT có điều kiện sinh sôi, nảy nở. Tham nhũng, buôn lậu tràn lan, tham ô lãng phí của Nhà nước, làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, phá sản … không phải là những hiện tượng hiếm thấy. Vì vậy, phát huy dân chủ trong kinh tế ở nước ta có ý nghĩa rất quan trọng.
Dân chủ trong kinh tế ở nước ta hiện nay được hiểu là thực hiện nhất quán, đúng đắn chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng kinh tế của đất nước để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển theo con đường XHCN. Thực hiện dân chủ không chỉ là con đường để phát triển nhanh LLSX, mà còn là điều kiện để xây dựng nền KTTT định hướng XHCN. KTTT định hướng XHCN vừa là điều kiện vừa là tiền đề, lại
vừa là môi trường để thực hiện dân chủ trong kinh tế. Ngược lại, dân chủ trên lĩnh vực kinh tế cũng là điều kiện KTTT định hướng XHCN. Do vậy, đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế phải gắn với dân