Bảo đảm tính bền vững của các cấp đối với kinhtế vĩ mô

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 37)

Đây là một chức năng quan trọng và phức tạp trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Đại hội lần thứ VIII tiếp tục khẳng định cơ chế quản lý của chúng ta là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Thị trường là một phạm trù khách quan, nó vận động theo các quy luật của kinh tế hàng hoá: thị trường là căn cứ và là đối tượng của kế hoạch hoá và quản lý nhà nước. Nhà nước cần và có thể tác động điều tiết chi phối được thị trường nhằm tạo môi

trường và hành lang kinh doanh cho các đơn vị kinh tế cơ sở (đòn bẩy kinh tế, kết cấu hạ tầng, pháp lý, trật tự an ninh). Để điều tiết và hướng dẫn thị trường, nhà nước sử dụng một hệ thống các biện pháp, coi biện pháp kinh tế là chủ yếu trong đó các công cụ tài chính, tín dụng giữ vai trò quan trọng. Các nhà kinh tế tư sản rất quan tâm nghiên cứu hình thức tác động kinh tế của nhà nước với ba chức năng quản lý: Hiệu quả- ổn định- công bằng, đây là ba chức năng mang tính mục tiêu. Muốn đạt hiệu quả Nhà nước phải ban hành chính sách quốc gia, muốn ổn định nhà nước phải có tiềm lực kinh tế, có lực lượng dự trữ mạnh; muốn công bằng nhà nước phải có các chính sách cụ thể như thuế, tín dụng và các chính sách xã hội. ở nước ta. Nhà nước muốn điều hành nền kinh tế ổn định, phát triển có hiệu quả theo định hướng của mình thì phải sử dụng đúng đắn các công cụ kinh tế như: giá cả, thuế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, nhằm kết hợp các lợi ích kinh tế một cách hợp lý vừa đảm bảo lợi ích thích đáng cho người sản xuất- kinh doanh vừa đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách. Cũng nhờ các công cụ kinh tế này mà huy động được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế vào phát triển sản xuất làm cho thị trường trong nước gắn liền với thị trường thế giới. Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước phải có thực lực kinh tế, đó là lực lượng dự trữ về lương thực, vật tư hàng hoá, ngoại tệ mạnh…để khi cần thiết tung ra đảm bảo ổn định thị trường, ổn định đời sống nhân dân. Thực lực kinh tế còn thể hiện ở vai trò chủ đạo kinh tế nhà nước, chi phối các thành phần kinh tế khác. Hiện nay nhiệm vụ cấp bách về kinh tế là đẩy lùi lạm phát để tạo ra đồng tiền ổn định, hệ thống tài chính và tín dụng ổn định. Nâng cao vai trò của thông tin kinh tế và khoa học công nghệ đã trở thành một yêu cầu bức thiết trong việc điều hành nền kinh tế thị trường trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế. Nhà nước nắm vững các thông tin- kinh tế, khoa học công nghệ trong và ngoài nước, về bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, giá cả thị trường, quy định công nghệ hiện đại…để cung cấp thông báo cho các tổ chức kinh tế, từ đó giúp cho họ xác lập điều

chỉnh phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tranh thủ công nghệ tiên tiến. Ngày nay, thông tin kinh tế đã trở thành sức mạnh kinh tế và là công cụ mạnh mẽ, trợ thủ đắc lực cho người quản lý. Do vậy, trong quản lý kinh tế, người ta coi nắm được thông tin là nắm được uy quyền của trí tuệ.

Việc đảm bảo điều tiết vĩ mô của nhà nước không chỉ nói riêng đến hiệu quả kinh tế, sự bình ổn của quốc gia mà còn phải nói đến việc vận hành của bộ máy do nhà nước quản lý từ trung ương đến địa phương. Để cho hoạt động kinh tế đạt hiệu quả cao và phát triển đòi hỏi phải có sự ổn định, trong đó cơ chế, chính sách của từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh sản xuất phải thống nhất và rõ ràng, định hướng đúng mục tiêu đã đề ra.

Nhà nước luôn khẳng định vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế bằng các công cụ sẵn có nhưng điều quan trọng hơn cả là sự kết hợp hài hoà lợi ích của các thành phần kinh tế và thể chế hoá vai trò quản lý ở cơ sở, tránh tình trạng trung ương ra nghị quyết một đằng, địa phương triển khai một nẻo làm mất lòng tin của nhân dân về đường lối chính sách của Nhà nước. Trong quá trình điều tiết đó đòi hỏi nhà nước luôn luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, đưa ra những luận cứ khoa học để triển khai và áp dụng vào quá trình điều tiết. Mặt khác việc tổng kết, rút kinh nghiệm trong nước và quốc tế, những thành công và thất bại, lấy đó là bài học trong quá trình quản lý kinh tế. Trong quá trình quản lý kinh tế của nhà nước việc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam- nó liên quan đến hình thái Nhà nước và bản chất chế độ ta là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và mọi quyền lực thuộc về nhân dân, bảo đảm sự kết hợp quản lý tập trung với việc phát huy một cách rộng rãi sáng kiến, sáng tạo của quần chúng đúng mức đi đôi với tăng cường tự chủ cho cơ sở và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Đó là những mặt thống nhất, không xem nhẹ mặt nào; nếu nhấn mạnh một cách phiến diện; tập trung hay dân chủ, quản lý thống nhất hay tự chủ, đều có

nguy cơ dẫn đến quan liêu tập trung hay quan liêu phân tán, hoặc tập quyền hay tàn quyền, tất cả đều không phù hợp với bản chất Nhà nước ta.

Thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế theo nguyên tắc, cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp phải thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, chấm dứt làm thay quản lý sản xuất- kinh doanh của cơ sở; thực hiện phân công, phân cấp quản lý giữa Trung ương, địa phương, trên cơ sở xác định quyền tự chủ của xí nghiệp, quyền chủ động của chính quyền địa phương, để tổ chức lại hợp lý bộ máy Nhà nước các cấp, thực hiện quản lý Nhà nước chủ yếu bằng kinh tế và bằng pháp luật. Trong sự phân công, phân cấp quản lý, nhất là quan hệ giữa cơ quan Nhà nước Trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý ngân sách, tổ chức bộ máy và cán bộ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước…phải được xem xét toàn diện, hợp lý, bảo đảm tối ưu nơi quản lý và cấp quản lý tốt, nghĩa là gắn với lợi ích, trách nhiệm đi đôi với nghĩa vụ và quyền hạn theo quy định của nhà nước. Mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phải xuất phát từ việc thực sự tôn trọng con người, chính sách xã hội- thực tiễn kinh tế- lợi ích, tổng kết thực tiễn để giải quyết những vấn đề trong việc hình thành cơ bản cơ chế mới về quản lý, cổ phần hoá các công ty nhà nước. Thực hiện phương châm “lấy dân làm gốc” dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong việc xây dựng và thực hiện chính sách- xã hội và cơ chế quản lý kinh tế mới.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)