Nâng cao vai trò của kinhtế nhà nước là tiền đề vật chất để nhà nước giữ vững định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 92)

4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói, giảm nghèo và

3.2. Nâng cao vai trò của kinhtế nhà nước là tiền đề vật chất để nhà nước giữ vững định hướng XHCN.

giữ vững định hướng XHCN.

Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế nhà nước đạt được nhiều thành tựu đáng kể; đã tạo ra lực lượng vật chất cần thiết để tác động chi phối và hợp tác trong thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế để thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển; góp phần giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội hướng vào việc từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh; làm cơ sở hình thành chế độ mới – chế độ XHCN, … Song, những yếu kém, những tồn đọng cũng không nhỏ: trong cơ cấu kinh tế hiện nay, thực lực kinh tế nhà nước ở nhiều ngành, nhiều khu vực kinh tế còn chưa hợp lý; Nhà nước chưa có quy hoạch phát triển DNNN – một bộ phận quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước, trên các vùng, khu kinh tế trọng điểm, trong các ngành kinh tế, dịch vụ then chốt, mũi nhọn; do vậy, nơi cần thì thiếu mà nơi không cần thì quá dư thừa. Tình trạng đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới nội dung, phạm vi và đối tượng tác động của kinh tế nhà nước, để nó thực hiện vai trò định hướng của Nhà nước trong cơ chế mới.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới và phát huy có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò

chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới” [25, tr93].

Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VIII sẽ giúp chúng ta đánh giá, yêu cầu đúng với thành phần kinh tế này, với các DNNN và trên cơ sở đó đề ra những chính sách, cơ chế, biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy nó phát triển. Theo tinh thần đó, về mặt nhận thức, chúng ta cần làm rõ hơn, cụ thể, đầy đủ hơn quan niệm về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở một số điểm sau:

- Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần được hiểu trước hết là vai trò quyết định, vai trò trung tâm trong các thành phần kinh tế. Điều đó thể hiện ở các mặt sau:

+ Kinh tế nhà nước có vai trò chủ động và quyết định sự phát triển của các quan hệ hợp tác với tất cả các thành phần kinh tế khác, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi và đảm bảo các điều kiện phục vụ hỗ trợ cho các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN.

+ Vai trò trung tâm của kinh tế nhà nước đòi hỏi các thành phần kinh tế khác phải xuất phát từ xu hướng chiến lược và định hướng phát triển của kinh tế nhà nước để lựa chọn cho mình chiến lược và định hướng phát triển kinh tế và hợp tác tối ưu với kinh tế nhà nước; các thành phần kinh tế khác thông qua hoạt động của mình để đáp ứng, phục vụ và điều chỉnh sự phát triển phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN.

- Phát huy sức mạnh đồng bộ của các bộ phận cấu thành hữu cơ của kinh tế nhà nước, trong đó, DNNN là lực lượng kinh tế chủ lực của nền kinh tế nhiều thành phần. Muốn thực hiện tốt cần phải:

+ DNNN cần hoạt động có năng suất, chất lượng và hiệu quả để đảm bảo những hàng hoá, dịch vụ chủ yếu nhất, đảm bảo những cân đối chủ yếu của nền kinh tế, tạo ra thực lực kinh tế đủ mạnh để điều tiết và quản lý thị

trường phát triển theo định hướng XHCN. Vai trò chủ lực của DNNN phải được đánh giá qua các chỉ tiêu: hiệu quả kinh tế và xã hội cao, tỷ trọng GDP đủ lớn có tác dụng chi phối các thành phần kinh tế khác; đóng góp tích luỹ lớn nhất cho nhà nước. DNNN phải trở thành lực lượng tinh nhuệ, lực lượng kinh tế hiện đại và tiên tiến.

+ Các bộ phận của kinh tế nhà nước (như ngân sách nhà nước, ngân hàng nhà nước, các quỹ quốc gia, hệ thống bảo hiểm …) có nhiệm vụ tác động điều chỉnh, quản lý và kiểm soát hoạt động của kinh tế nhà nước, DNNN và các thành phần kinh tế khác nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo đúng hướng đã lựa chọn.

- Kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ XHCN ở Việt Nam – bằng cách thông qua chủ sở hữu của mình là Nhà nước đề ra các chủ trương phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác và kinh tế tư bản nhà nước để làm nền tảng hình thành chế độ mới – chế độ XHCN.

Trên cơ sở những nhận thức đó, Nhà nước cần đưa ra những biện pháp tăng cường thực lực kinh tế nhà nước, thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò chủ lực của các DNNN. Theo chúng tôi, xuất phát từ thực tiễn của quá trình đổi mới kinh tế nhà nước, để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo của mình, chúng ta cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:

- Tổ chức, cơ cấu lại hệ thống kinh tế nhà nước trên cơ sở tổ chức lại DNNN hiện có và phát triển DNNN mới cần thiết trong các ngành then chốt, mũi nhọn, các vùng kinh tế và khu kinh tế trọng điểm. Đây chính là giải pháp quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, là điều kiện cho quá trình thực hiện bước chuyển sang KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Để thực hiện biện pháp này chúng ta cần:

+ Xác định đúng các ngành, các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn vùng và khu kinh tế trọng điểm cần có DNNN. Tổ chức thực hiện đúng việc phân DNNN thành ba loại: Doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, doanh

nghiệp công ích vì mục tiêu công cộng và doanh nghiệp vừa công ích, vừa kinh doanh. Chỉ có phân loại đúng mức mới có chính sách và cơ chế quản lý khuyến khích đúng cho từng loại DNNN.

+ Căn cứ vào định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội để phát triển các DNNN. Kiên quyết sắp xếp lại các DNNN một cách hợp lý. Đây là điều tối cần thiết. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì tình trạng hiện có với một số lượng các xí nghiệp đã làm ăn chưa có hiệu quả và không có hiệu quả khá lớn thì sự thiếu hụt ngân sách, nguy cơ lạm phát … sẽ ngày càng lớn, gây tình trạng không ổn định cho sự phát triển kinh tế và vai trò quản lý của Nhà nước sẽ bị giảm sút rất nhiều.

+ Gắn chính sách đầu tư phát triển với việc phân định các lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước.

Trên cơ sở xác định các ngành, các lĩnh vực then chốt, mũi nhọn. Vùng và khu kinh tế cần có DNNN, để thực hiện vai trò định quản lý của mình, Nhà nước cần có chính sách đầu tư phát triển hợp lý, khai thác và tận dụng các nguồn thu trong nước, tranh thủ nguồn vốn bên ngoài sao cho vừa đảm bảo tăng quy mô với công nghệ hiện đại nhằm tăng tỷ trọng GDP và tích luỹ cho Nhà nước, vừa đảm bảo cho các thành phần kinh tế khác phát triển theo nguyên tắc dân chủ trong kinh tế.

- Tiếp tục thực hiện chính sách cổ phần hoá các DNNN. Thực tiễn của quá trình cổ phần hoá cho thấy đây là một biện pháp đúng đắn nhằm sắp xếp lại các DNNN và, do vậy, cần được tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nó trong thời gian tới. Tuy nhiên, thực tiễn cũng khẳng định đây là một biện pháp mới và lạ trong xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta. Vì mới lạ nên đã có không ít những vấn đề, những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện, kể từ khâu chỉ đạo của Nhà nước cho đến những cán bộ công nhân viên chức thực hiện cổ phần hoá, theo chúng tôi, để tiếp tục đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, Nhà nước cần:

+ Tổ chức tổng kết tút kinh nghiệm, điều chỉnh, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN đã cổ phần hoá.

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể cho lộ trình “cổ phần hoá” nhằm sắp xếp lại DNNN, không để kéo dài tình trạng thua lỗ, bằng nhiều hình thức nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không đẩy người lao động ra đường. Cổ phần hoá để vốn của doanh nghiệp ngày càng lớn, làm ăn có hiệu qủa hơn.

- Tiếp tục đổi mới đúng đắn, đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt các chính sách đảm bảo thực sự quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các DNNN nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các DNNN hoạt động đạt hiệu quả cao nhằm làm trong sạch, lành mạnh tài chính doanh nghiệp hiện có, đào tạo mới đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn; tuyển chọn, sử dụng, quản lý và khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ chủ chốt giỏi của doanh nghiệp.

3.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để phát triển nền kinh tế thị trường việt nam theo định hướng XNCN.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)