Định hướng XHCN và giữ vững định hướng XHCN

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)

Thuật ngữ “định hướng XHCN” ở Việt Nam lần đầu tiên được Đảng chính thức nêu ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII. Chính Đại hội này đã sử dụng tập hợp từ “vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN” [4, tr 66]; vấn đề “giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới” [4, tr 52], được xem là bài học kinh nghiệm được rút ra sau 5 năm đổi mới.

Từ đây, thuật ngữ “định hướng XHCN” được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội, trong các công trình khoa học ở nước ta.

Mặc dù thuật ngữ “định hướng XHCN” được sử dụng phổ biến ở nước ta, song vấn đề định hướng XHCN là một vấn đề lớn, phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến nhận thức và hành động của chúng ta trên con đường đi tới tự do, ấm no và hạnh phúc cho toàn dân tộc, nên nó thu hút sự quan tâm chú ý không chỉ của giới lãnh đạo, các nhà khoa học mà còn đông đảo quần chúng nhân dân.

Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều bài báo, luận án, công trình khoa học tập trung làm sáng tỏ nội dung của thuật ngữ “định hướng XHCN” nói chung, “định hướng XHCN trong lĩnh vực kinh tế nói riêng. Những kết quả đạt được xoay quanh vấn đề đã nêu được phản ánh tập trung nhất trong nội dung chủ yếu nhất của các cuộc hội thảo do Hội đồng lý luận Trung ương tổ chức xoay quanh các vấn đề “Kinh tế thị trường định hướng XHCN”, “Sở hữu và các thành phần kinh tế”…Theo các cuộc hội thảo này, cho đến nay, về cơ bản có hai loại ý kiến về “định hướng XHCN”

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng “định hướng XHCN” nói lên phương hướng, con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam. Với loại ý kiến này, giai đoạn định hướng XHCN ở nước ta gắn liền với quá trình tìm tòi con đường cách mạng ngay từ những năm đầu thế kỷ XX.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng khá niệm “định hướng XHCN” ở nước ta ra đời trong những năm đổi mới nhằm đáp ứng đòi hỏi đặc biệt của tình hình tư tưởng và thực tiễn chính trị.

Chúng tôi đồng ý với loại ý kiến thứ hai. Vì:

- Quá trình đổi mới ở nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế hết sức phức tạp. ở trong nước, lợi dụng những khó khăn, những sai lầm nhất định trong quá trình đổi mới, một số phần tử phản

động, thoái hoá, biến chất đã đi đến khẳng định về sự sai lầm của việc kiên định đường lối phát triển lên CNXH ở nước ta. Trên thế giới, sự khủng hoảng của mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, của CNXH; sức cuốn hút của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới, sự phát triển của kinh tế TBCN đã tác động mạnh đến quá trình đổi mới ở nước ta, gây nên những “chệch hướng” về tư tưởng: hoài nghi về CNXH, về tính đúng đắn của đường lối đổi mới ở nước ta, tạo ra những ảo vọng về CNTB.

- Đại hội VI, Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định mục tiêu XHCN, đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu mà chỉ là tìm ra phương thức, con đường đúng đắn hơn, có hiệu quả hơn để đi tới mục tiêu. Thực hiện đường lối đổi mới, cùng với việc đổi mới trên nhiều lĩnh vực khác, trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta thực hiện bước chuyển sang kinh tế thị trường. Nhờ nhữngthành tựu đạt được trong bước chuyển đó, nền kinh tế của đất nước có bước phát triển khá, đời sống của hầu hết các tầng lớp nhân dân từng bước được cải thiện. Nhưng, cũng qua thực tiễn phát triển KTTT, chúng ta thấy rõ không ít yếu tố tiêu cực trái với mục tiêu XHCN đã nảy sinh không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, mà cả trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống. Chính trong bối cảnh đó, thuật ngữ “định hướng XHCN” và đi liền với nó “giữ vững định hướng XHCN” đã ra đời.

Cho đến nay, về cơ bản, nội dung của “định hướng XHCN” được hiểu là quá trình phấn đấu hiện thực hoá 6 đặc trưng của CNXH mà Đại hội VII đã thông qua bằng 7 phương hướng cơ bản. Nội dung đó được nghi rõ trong Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII. Văn kiện đó viết: “Đại hội VII đã nêu 6 đặc trung của xã hội XHCN mà nhân dân ta đã xây dựng. Đại hội cũng đã chỉ rõ 7 phương hướng cơ bản để từng bước thực hiện trong thực tế các đặc trưng ấy. Đó chính là định hướng XHCN mà các Hội nghị Trung ương (khoá VII) đã cụ thể hoá để chỉ đạo thực hiện” [19, tr 23- 24]. Nói cách khác, “định hướng XHCN” là khái niệm dùng để chỉ vai trò

nhân tố chủ quan trong việc lựa chọn con đường XHCN, xác định phương hướng cơ bản để từng bước hiện thực hoá con đường đó và nhằm khẳng định mặt tích cực của nhân tố chủ quan trong việc xác định nấc thang, trình độ phát triển của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay, là nhấn mạnh vai trò của nhân tố chủ quan tác động đến quá trình phát triển khách quan.

Xây dựng đất theo con đường XHCN ở nước ta là một quá trình lâu dài. Trong quá trình đó, “chúng ta không có đủ điều kiện thực hiện kiểu quá độ trực tiếp, chúng ta đã đang và sẽ phải sử dụng một số nhân tố mà do bản chất khách quan của nó, khả năng phát triển theo hướng TBCN là có thật, bất cứ lúc nào cũng có thể chệch hướng”. [22, tr 8]. Do đó, đấu tranh giữ vững định hướng XHCN có ý nghĩa quyết định trực tiếp quá trình xây dựng và đổi mới đất nước.

Như vậy, định hướng XHCN và giữ vững định hướng XHCN có quan hệ hữu cơ, không tách rời nhau, vừa quy định, vừa làm tiền đề của nhau trong quá trình đổi mới ở nước ta. Nói đến định hướng XHCN là nói đến nhận thức trí tuệ tập thể của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về mô hình CNXH và con đường để thực hiện mô hình đó trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn sinh động của đất nước. “Định hướng XHCN” bao hàm sự khẳng định khoa học về tính tất yếu của sự lựa chọn con đường XHCN, cũng nhu bản chất, mục tiêu và động lực của CNXH với tư cách là một chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng và quá trình xây dựng nó trong thực tế. Còn “giữ vững định hướng XHCN” chính là sự đảm bảo công cuộc đổi mới đi đúng hướng đã xác định, tức là đưa tư tưởng định hướng XHCN vào cuộc sống, được thực hiện trong cuộc sống và thông qua thực tiễn cuộc sống tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh cũng như việc hiện htực hoá các mục tiêu định hướng.

“Định hướng XHCN” ở Việt Nam là một khái niệm rộng, nội dung của nó bao quát mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Xét dưới góc độ

kinh tế, định hướng XHCN chính là quá trình xây dựng và phát triển KTTT định hướng XHCN, xây dựng “một kiểu tổ chức vừa dự trên nguyên tắc và bản chất của CNXH, trước hết là về tổ chức quản lý và quan hệ phân phối. Trong nền kinh tế đó, nhóm nhân tố thị trường đóng vai trò động lực thúc đẩy, nhóm nhân tố XHCN đóng vai trò mở đường, hướng dẫn, định hướng sự vận động của nền kinh tế theo mục tiêu đã xác định” [30, 12-15]; là thực hiện có hiệu quả mục tiêu kinh tế- xã hội định sẵn bằng các giải pháp kinh tế một cách chủ động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đi đôi với quá trình định hướng đó, chúng ta phải “giữ vững định hướng”, tức là phải nắm vững và thực hiện nội dung phát triển kinh tế theo định hướng XHCN trên cơ sở kết hợp giữ vững nguyên tắc chiến lược trong phương hướng xây dựng nền kinh tế XHCN với sự linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng các chủ trương, chính sách, các hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp; là chủ độgn mở cửa vươn ra hội nhập kinh tế thế giới, kết hợp cảnh giác, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các nguy cơ chệch hướng; từng bước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững; gắn liền phát triển kinh tế với các mục tiêu phát triển xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cơ hội vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Từ đó cho thấy, trên mỗi bước đi trong suốt quá trình xây dựng kinh tế XHCN, “định hướng XHCN” gắn liền với “giữ vững định hướng XHCN”. Giữ vững định hướng cũng có nghĩa là đảm bảo định hướng. Theo đó, trong luận văn, thuật ngữ “định hướng XHCN sự phát triển kinh tế” được dùng với nghĩa chúng ta phải giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KTTT.

Một phần của tài liệu Vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)