Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm thuộc hệ thống công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75)

6. Kết cấu của đề tài:

2.9.1. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

2.9.1.1.Kiểm định mô hình

Qua mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ta thấy có 4 biến liên quan trong mô hình nghiên cứu mới là (1) cơ sở vật chất; (2) nhân viên; (3) mức độ tin cậy; (4) kỹ năng; (5) sự hài lòng của ngƣời lao động. Trong đó, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra đƣợc 4 biến đầu là biến độc lập và 1 biến cuối cùng “sự hài lòng” là biến phụ thuộc vào 4 biến còn lại. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn rằng giữa các biến này thực sự có mối tƣơng quan với nhau hay không, tác giả sẽ tiến hành kiểm định bằng một số phƣơng pháp đƣợc trình bày sau đây.

Bảng 2.21. Thống kê mô tả các nhân tố đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ GTVL

Số mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn TAN 618 1.00 5.00 3.2424 .88423 STA 618 1.40 5.00 3.6464 .66712 REL 618 1.20 5.00 3.5533 .74425 SKI 618 1.00 5.00 3.3568 .80549 SIJ 618 1.00 5.00 3.2914 1.03160 Valid N (listwise) 618

Nguồn: Tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS16

Sau khi phân tích nhân tố và tính lại giá trị của các nhân tố mới, kết quả của

bảng 2.11 ta thấy, giá trị trung bình Mean của 4 nhân tố là TAN, STA, REL và SKI đều lớn hơn 3 (lớn nhất là 3.6464 đối với nhân tố “nhân viên”; nhân tố nhỏ nhất là

3.2424 thuộc về nhân tố “cơ sở vật chất”) chứng tỏ mức đánh giá của ngƣời lao động đối với các nhân tố này là tƣơng đối ổn. Nhìn chung, ngƣời lao động đƣợc khảo sát khá đồng tình với những nhân tố thuộc về chất lƣợng dịch vụ, tuy nhiên để biết đƣợc trong các nhân tố TAN, STA, REL và SKI, nhân tố nào ảnh hƣởng nhiều, nhân tố nào ảnh hƣởng ít đến sự hài lòng của ngƣời lao động chúng ta cần thực hiện đến bƣớc phân tích tƣơng quan và hồi quy tiếp theo.

2.9.1.2.Phân tích tƣơng quan hệ số Pearson

Phân tích tƣơng quan hệ số Pearson là để lƣợng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến định lƣợng. Kiểm tra biến phụ thuộc và biến độc lập xem có tƣơng quan với nhau không, nếu hai biến tƣơng quan với nhau thì có hệ số tƣơng quan Pearson |r| > 0,1. Kiểm tra giữa 2 biến độc lập, có sự tƣơng quan chặt thì phải lƣu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.

Bảng 2.32. Bảng ma trận tƣơng quan theo hệ số Pearson

TAN STA REL SKI SIJ

TAN Pearson Correlation 1 .582** .688** .633** .694**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000

N 618 618 618 618 618

STA Pearson Correlation .582** 1 .725** .709** .585**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000

N 618 618 618 618 618

REL Pearson Correlation .688** .725** 1 .679** .633**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000

N 618 618 618 618 618

SKI Pearson Correlation .633** .709** .679** 1 .587**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000

N 618 618 618 618 618

SIJ Pearson Correlation .694** .585** .633** .587** 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000

N 618 618 618 618 618

Nguồn: Tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS16

Ma trận trên (Bảng 2.12) cho thấy mối tƣơng quan giữa biến phụ thuộc (Sự hài lòng của người lao động) với 4 biến độc lập (Cơ sở vật chất, nhân viên, độ tin cậy và kỹ năng) đều lớn hơn 0.1, cao nhất là cơ sở vật chất = 0.694 và thấp nhất là

nhân viên = 0.585. Nhƣ vậy, ta có thể kết luận 4 biến độc lập (Cơ sở vật chất, nhân viên, độ tin cậy và kỹ năng) có thể đƣa vào mô hình để giải thích cho biến phụ thuộc (Sự hài lòng của người lao động). Ngoài ra, hệ số tƣơng quan giữa các biến độc lập đều có r>0.5, nên tất cả 4 biến này đều đƣợc xem là các biến độc lập trong các mô hình hồi quy tiếp theo. Do sự tƣơng quan chặt của các biến này, nên các kiếm định đa công tuyến sẽ đƣợc chú ý.

2.9.1.3.Phân tích hồi quy đa biến

Trong phân tích này, để đánh giá sự phù hợp của mô hình, ngƣời ta dùng hệ số xác định R2

hoặc R2 hiệu chỉnh; hai giá trị này thể hiện sự phù hợp của mô hình và giá trị của R2

hoặc R2 hiệu chỉnh phải lớn hơn hoặc bằng 0.5.

Mặt khác, để kiểm định sự phù hợp của mô hình, ngƣời ta sử dụng kiểm định F; kiểm định này đƣa ra giả thuyết H0 = các biến độc lập không ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc. Nếu giá trị sig là rất nhỏ <0,05 thì sẽ an toàn khi ta bác bỏ giả thuyết H0 và điều này có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu.

Với phƣơng pháp Enter (các biến đƣợc đƣa vào một lần) kết quả của việc phân tích hồi quy tuyến tính bội đƣợc đƣa ra dƣới đây:

Bảng 2.13. Kết quả hồi quy sử dụng phƣơng pháp Enter

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ƣớc lƣợng

1 .741a .559 .548 .69480

Nguồn: Tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS16

Kết quả cho thấy giá trị R2

= 0.559 và R2 hiệu chỉnh = 0.548; điều này chứng tỏ mô hình đạt mức thích hợp là 55.9% hay nói cách khác là 54,8% độ biến thiên của biến sự hài lòng của ngƣời lao động (SIJ) đƣợc giải thích bởi 4 biến độc lập trong mô hình.

Bảng 2.44. Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA Mô hình Tổng bình phƣơng sai lệch df Trung bình tổng bình phƣơng sai lệch F Mức ý nghĩa (Sig.) 1 Hồi quy 352.548 4 88.137 182.572 .000a Phần dƣ 289.168 613 .483 Tổng 641.715 617

Nguồn: Tác giả phân tích bằng phần mềm SPSS16

Kết quả cho thấy trị thống kê F có giá trị sig. rất nhỏ bằng 0.000, nên mô hình hồi quy đƣợc xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập đƣợc. Nhƣ vậy, các biến độc lập trong mô hình đều có mối quan hệ với biến phụ thuộc.

Bảng 2.55. Bảng phân tích các hệ số hồi quy đa biến

Mô hình Hệ số chƣa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Mức ý nghĩa (Sig.) Đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF 1 Hằng số -.398 .161 -2.473 .014 STA .217 .068 .147 3.267 .001 .389 1.573 SKI .137 .055 .105 2.353 .019 .410 1.442 TAN .511 .046 .429 11.059 .000 .478 1.094 REL .219 .064 .158 3.468 .001 .357 1.805

Qua kết quả trên ta thấy mô hình không bị vi phạm hiện tƣợng đa cộng tuyến do hệ số phóng đại phƣơng sai các biến độc lập (VIF) đều nhỏ hơn 2 nên hiện tƣợng tƣơng quan chuỗi (vấn đề đa cộng tuyến) không cần thiết phải xét đến.

Kết quả cũng cho thấy giá trị sig. của các biến độc lập STA, SKI, TAN, REL đều nhỏ hơn 0.05 nên các biến độc lập này đều có tác động đến sự hài lòng của ngƣời lao động với độ tin cậy 95%.

Mặt khác, ta thấy hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) của các biến độc lập đều mang dấu dƣơng, có nghĩa là các biến này có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc sự hài lòng của ngƣời lao động. Từ kết quả ở bảng 2.15 ta hình thành phƣơng trình hồi quy đa biến có hệ số Beta chuẩn hóa nhƣ sau:

SIJ = 0.147 STA +0.105 SKI +0.429 TAN + 0.158 REL (*)

Phƣơng trình (*) cũng cho thấy rằng trong các biến độc lập tác động và ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời lao động thì biến “cơ sở vật chất” có trọng số lớn nhất là 0,429 tức biến này ảnh hƣởng nhiều nhất đến sự hài lòng của ngƣời lao động về chất lƣợng dịch vụ giới thiệu của các trung tâm; các biến còn lại là “mức độ tin cậy” có trọng số 0,158; “nhân viên” là 0,147 và “kỹ năng” là 0,105. Nhƣ vậy, Trung tâm GTVL cần phải nổ lực để cải tiến những nhân tố này để nâng cao sự hài lòng của ngƣời lao động, nhất là nhân tố “cơ sở vật chất” có hệ số Beta cao nhất là 0.429 sẽ đem lại sự hài lòng cho ngƣời lao động cao hơn và đây cũng là yếu tố cạnh trạnh của các trung tâm trong giai đoạn hiện nay.

2.9.2.Kiểm định các giả thuyết

Ta thấy có 4 giả thuyết cần kiểm định là H1 đến H4, cả 4 giả thuyết này đƣa ra mối quan hệ thuận giữa thang đo chất lƣợng dịch vụ GTVL với sự hài lòng của ngƣời lao động. Qua những kết quả phân tích ở trên, dựa vào giá trị sig. trong phân tích hồi quy đa biến, tác giả nhận thấy rằng: với độ tin cậy 95% thì 4 giả thuyết đƣa ra ban đầu là H1, H2, H3, H4 đều đƣợc chấp nhận.

Bảng 2.66: Bảng tổng hợp kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Kết quả kiểm định

H1 Khi cơ sở vật chất đƣợc ngƣời lao động đánh giá cao hoặc thấp thì mức độ hài lòng của ngƣời lao động sẽ cao hoặc thấp tƣơng ứng.

Chấp nhận

H2 Khi nhân viên đƣợc ngƣời lao động đánh giá cao hoặc thấp thì mức độ hài lòng của ngƣời lao động sẽ cao hoặc thấp tƣơng ứng.

Chấp nhận

H3 Khi mức độ tin cậy đƣợc ngƣời lao động đánh giá cao hoặc thấp thì mức độ hài lòng của ngƣời lao động sẽ cao hoặc thấp tƣơng ứng.

Chấp nhận

H4 Khi kỹ năng đƣợc ngƣời lao động đánh giá cao hoặc thấp thì mức độ hài lòng của ngƣời lao động sẽ cao hoặc thấp tƣơng ứng.

Chấp nhận

Hình 2.3 dƣới đây sẽ thể hiện rõ sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự hài lòng của ngƣời lao động. Trong đó, có 4 nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng là “cơ sở vật chất”; “nhân viên”; “mức độ tin cậy”; “kỹ năng”.

Hình 2.3. Mức độ ảnh hƣởng của 4 nhân tố đến mức độ hài lòng CƠ SỞ VẬT CHẤT (TAN) NHÂN VIÊN (STA) MỨC ĐỘ TIN CẬY (REL) KỸ NĂNG (SKI) SỰ HÀI LÕNG CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM (SIJ) + 0.429 +0,147 7 0,1470. 147 + 0,158 +0.105 P < 0.05 R2 = 55.9%

Từ Hình 2.3. ta thấy đƣợc những nhân tố tác động và ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhân viên; trong đó nhân tố tác động mạnh nhất là cơ sở vật chất”; tiếp theo là mức độ tin cậy”; nhân viên” và cuối cùng là kỹ năng”.

Tóm lại, trong chƣơng này tác giả giới thiệu tổng quan về các trung tâm giới thiệu việc làm: CES, YES CENTER, HEPZAECS, tác giả cũng đã trình bày kết quả khảo sát mức độ hài lòng của ngƣời lao động làm việc và sinh sống trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh, thông qua việc cung cấp một số thông tin về mẫu nghiên cứu, cách thức đánh giá và kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu, phƣơng pháp và kết quả nghiên cứu.

Qua các bƣớc kiểm định sơ bộ và chính thức (thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố EFA ) thang đo chất lƣợng dịch vụ GTVL bao gồm 4 thành phần là mức độ tin cậy, nhân viên, kỹ năng và cơ sở vật chất. Sau đó mô hình đƣợc kiểm định bằng thống kê mô tả, phân tích Pearson, phân tích hồi quy đa biến thì tất cả 4 thành phần đều có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời lao động. Kết quả cũng cho thấy mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thị trƣờng và có mối quan hệ thuận chiều giữa 4 thành phần trên với sự hài lòng của ngƣời lao động, trong đó nhân tố cơ sở vật chất có tác động mạnh nhất.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy thực trạng chất lƣợng dịch vụ của các trung tâm giới thiệu việc làm, và đó chính là cơ sở vững chắc nhằm đƣa ra những giải pháp phù hợp cho các trung tâm GTVL. Các giải pháp này sẽ giúp cho các trung tâm có thể hoàn thiện các hoạt động cũng nhƣ góp phần nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm cho ngƣời lao động tốt hơn.

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM TẠI CÁC TRUNG TÂM GTVL THUỘC HỆ THỐNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Từ những kết quả đánh giá thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đƣa ra trong mô hình đƣợc trình bày trong chƣơng 3, cùng với kinh nghệm công tác trong lĩnh vực tác giả nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của ngƣời lao động về chất lƣợng dịch vụ GTVL tại các Trung tâm GTVL công lập trên địa bàn TP. HCM thông qua các bƣớc:

1. Xác định vấn đề cần cải tiến 2. Xác định nguyên nhân của vấn đề 3. Đề ra các kiến nghị và các giải pháp.

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP : 3.1.1.Xác định vấn đề cần cải tiến 3.1.1.Xác định vấn đề cần cải tiến

Kết quả ở chƣơng 3 xác định bốn nhân tố ảnh hƣởng đến sự đến sự hài lòng của ngƣời lao động bao gồm: cơ sở vật chất, kỹ năng, nhân viên và mức độ tin cậy. Căn cứ hệ số Beta chuẩn hóa, mức độ quan trọng của các nhân tố đối với sự hài lòng của ngƣời lao động đƣợc xác định. Bên cạnh đó, giá trị trung bình của từng nhân tố thể hiện mức độ đánh giá hiện tại của ngƣời lao động đối với từng nhân tố. Từ đó ta xác định nhân tố cần đƣợc cải tiến đƣợc thể hiện qua bảngdƣới đây:

Bảng 3.1. Trọng số đã chuẩn hóa và giá trị trung bình của các nhân tố

Nhân tố Trọng số đã chuẩn hóa Giá trị trung bình

FAC_TAN 0.429 3.2424

FAC_STA 0.147 3.6464

FAC_REL 0.158 3.5533

FAC_SKI 0.105 3.3568

Ta thấy, nhân tố “cơ sở vật chất” ( FAC_TAN ) trong bảng 3.1 có trọng số cao nhất nhƣ vậy nhân tố này tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của ngƣời lao

động. Bên cạnh đó, nhân tố này cũng có giá trị trung bình là thấp nhất trong 4 nhân tố; điều này cho thấy dù đây là nhân tố cực kỳ quan trọng nhƣng lại bị ngƣời lao động không hài lòng nhiều nhất và đánh giá thấp nhất; nên đây phải là nhân tố ƣu tiên cải tiến trƣớc nhất.

Kế tiếp là xét đến 03 nhân tố “Mức độ tin cậy” (FAC_REL); “nhân viên” (FAC_STA); “kỹ năng” (FAC_SKI ), tuy mức độ ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời lao động không nhiều (FAC_REL =0.158; FAC_STA = 0.147; FAC_SKI = 0.105) nhƣng bị ngƣời lao động đánh giá chƣa cao nên 03 nhân tố này cũng cần phải đƣợc cải thiện.

Nhƣ vậy, thông qua những kết quả phân tích và tính toán đƣợc thì các trung tâm GTVL công lập trên địa bàn Thành phố HCM cần cải tiến: đầu tiên là cơ sở vật chất, kế đến là mức độ tin cậy và hai nhân tố nhân viên và kỹ năng cũng cần đƣợc quan tâm cải thiện bởi tất cả bốn nhân tố có khả năng ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời lao động thì đều bị ngƣời lao động đánh giá thấp.

3.1.2.Xác định nguyên nhân của vấn đề

Việc khảo sát ý kiến ngƣời lao động để đo lƣờng mức độ hài lòng của ngƣời lao động với dịch vụ GTVL tại các trung tâm giới thiệu việc làm công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp ngƣời lao động; phát bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu, nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Bên cạnh việc thu thập các dữ liệu định lƣợng thì tác giả còn tiến hành phỏng vấn và lấy ý kiến của một số ngƣời lao động trong quá trình khảo sát, đặt câu hỏi với một số nhân viên trung tâm GTVL về tình hình cung cấp dịch vụ. Các ý kiến cá nhân đƣợc ghi nhận và kết quả cho thấy có những nguyên nhân sau đây khiến ngƣời lao động không hài lòng với cơ sở vật chất,mức độ tin cậy, kỹ năng và nhân viên.

3.1.2.1.Về cơ sở vật chất

Đây là nhân tố có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của ngƣời lao động, nhân tố này đƣợc hình thành từ việc tổng hợp 7 biến của thang đo cơ sở vật chất là TAN1, TAN2, TAN3, TAN4, TAN5, TAN6 và TAN7. Tất cả các câu hỏi tập trung

vào vị trí đặt Trung tâm GTVL, trang thiết bị, số việc làm...phục vụ cho ngƣời lao động. Và ngƣời lao động không đánh giá cao các vấn đề sau đây:

- Vị trí trung tâm, không gian làm việc và sự kết nối của các trung tâm:

ngƣời lao động cho rằng trụ sở chính của các Trung tâm tuy nằm ở khu vực trung tâm nhƣng thƣờng là cùng khối với các trụ sở làm việc khác. Khu vực dành cho các

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm thuộc hệ thống công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 75)