Khái niệm về việc làm và dịch vụ việc làm:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm thuộc hệ thống công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34)

6. Kết cấu của đề tài:

1.3.1. Khái niệm về việc làm và dịch vụ việc làm:

1.3.1.1.Việc làm:

“Việc làm” theo điều 13 Bộ luật lao động là” Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm.” Còn theo khoản 3 điều 2 Chƣơng 1 của Luật việc làm năm 2013 “là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”.

Trên thực tế việc làm thể hiện dƣới 3 hình thức:

+ Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tƣ liệu sản xuất để tiến hành công việc đó.

+ Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhƣng không đƣợc trả thù lao dƣới hình thức tiền lƣơng, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.

Nghiên cứu các đặc trƣng của việc làm chính là việc tìm hiểu cơ cấu hoặc cấu trúc dân số có việc làm theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm rõ các khía cạnh khác nhau của vấn đề việc làm. Bao gồm:

Cấu trúc dân số có việc làm theo giới và tuổi. Cho biết trong số những ngƣời có việc làm thì tỉ lệ nam,nữ là bao nhiêu, độ tuổi nào là lực lƣợng lao động chính ( chiếm phần đông trong lực lƣợng lao động).

Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng ( nông thôn – thành thị). Cho biết khả năng tạo việc làm ở 2 khu vực này cũng nhƣ tiềm năng tạo thêm việc làm mới trong tƣơng lai.

Cơ cấu làm việc theo ngành kinh tế. Cho biết ngành kinh tế nào trong nền kinh tế quốc dân có khả năng thu hút đƣợc nhiều lao động nhất ở hiện tại và tƣơng lai, sự dịch chuyển lao động giữa các ngành này.

Cơ cấu việc làm theo nghề. Cho biết nghề nào hiện tại đang tạo ra đƣợc nhiều việc làm nhất và xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp trong tƣơng lai của ngƣời lao động.

Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế. Cho biết hiện tại lực lƣợng lao động đang tập trung nhiều nhất trong thành phần kinh tế nào và xu hƣớng dịch chuyển lao động giữa các thành phần kinh tế trong tƣơng lai. Thành phần kinh tế đƣợc chia dựa trên quan hệ sở hữu về tự liệu sản xuất.

Trình độ văn hóa và học vấn của dân số theo nhóm tuổi và giới tính, theo vùng.

1.3.1.2.Dịch vụ việc làm:

Theo điều 36 chƣơng 5 của Luật việc làm năm 2013 “Dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, GTVL; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động”. Cũng theo điều này “Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm”.

Trên thực tế dịch vụ việc làm hiện nay đƣợc thể hiện bằng những công việc phục vụ cho 2 nhóm đối tƣợng chính:

- Nhóm đối tƣợng là ngƣời lao động: hoạt động chính phục vụ nhóm đối tƣợng này là GTVL. Bên cạnh đó là các hoạt động nhƣ: tổ chức huấn luyện giảng dạy các kỹ năng về nghề nghiệp việc làm các kiến thức liên quan đến việc làm, cung cấp các thông tin về thì trƣờng lao động, tƣ vấn mức lƣơng, chế độ lao động, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội …

- Nhóm đối tƣợng là ngƣời sử dụng lao động: bao gồm các hoạt động cung ứng lao động theo đơn đặt hàng, thông tin về tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp hoặc ngƣời sử dụng lao động, tổ chức huấn luyện đội ngũ lao động cho doanh nghiệp, cung cấp các thông tin về mức lƣơng và các chế độ đãi ngộ trên thị trƣờng lao động …

Hiện nay, trên thị trƣờng lao động có thêm một loại hình mới về dịch vụ việc làm là dịch vụ cho thuê lại lao động đƣợc qui định tại điều 53, 54 Chƣơng 3 của Bộ luật lao động. Tuy nhiên hoạt động này không có qui định trong Luật việc làm về các loại hình Dịch vụ việc làm.

Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về dịch vụ việc làm dành cho khách hàng là ngƣời lao động bởi vì đây là lƣợng khách hàng đến giao dịch đông và thƣờng xuyên. Khi có lực lƣợng lao động lớn thì tất nhiên sẽ kéo theo lƣợng khách hàng là các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng. Ngƣời lao động cũng chính là nhóm đối tƣợng mà cácTrung tâm GTVL thuộc hệ thống công lập nhà nƣớc có trách nhiệm và nghĩa vụ hỗ trợ và chăm lo.

1.3.2.Mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng:

Các nhà kinh doanh dịch vụ thƣờng cho rằng chất lƣợng của dịch vụ chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng. Nhƣng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là hai khái niệm phân biệt (Theo Zeithaml & Bitner, 2000; dẫn theo Phạm Thị Minh Hà, 2008)

Mặt khác, sự hài lòng xét về mặt nào đó sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm rộng lớn hơn so với chất lƣợng dịch vụ, và chất lƣợng dịch vụ chỉ là một nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng. Phân tích Hình 1.4 dƣới đây, sẽ thấy rõ nét mối quan hệ đó:

Hình 1.4. Mô hình mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng

Nguồn: Zeithaml &Bitner (2000), Service Marketing, MacGraw – Hill

Rõ ràng, từ mô hình mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự thỏa mãn khách hàng (Hình 1.4) thì sự hài lòng của khách hàng không chỉ là chất lƣợng dịch vụ mà còn chịu sự tác động của các nhân tố khác nhƣ chất lƣợng sản phẩm, giá, các nhân tố tình huống và các nhân tố cá nhân.

Chất lƣợng dịch vụ một mặt ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng, mặt khác cũng chính là kết quả của các nhân tố khác nhƣ độ tin cậy, sự hữu hình, mức độ cảm thông, mức độ tin cậy và sự đáp ứng.

Tuy vậy, chúng ta cũng không thể phủ định rằng giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng có mối liên hệ với nhau (Cronin & Taylor, 1992; Spreng & Mackoy, 1996). Nhƣng hiện nay, có rất ít nghiên cứu tập trung vào việc kiểm tra mức độ giải thích của các thành phần chất lƣợng dịch vụ đối với sự hài lòng, đặc biệt là cho từng ngành dịch vụ cụ thể. Do đó, đề tài sẽ tập trung đi sâu và làm rõ mối quan hệ này thông qua mô hình và các giả thiết nghiên cứu trong Chƣơng 3.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM CỦA CÁC TRUNG TÂM GTVL THUỘC HỆ THỐNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG TẠI TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có dân số đạt gần 7,4 triệu ngƣời, mật độ dân số 3.531 ngƣời/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 10,35%, tỷ lệ tăng cơ học là 20,74%, thành phố có gần 80.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp trong nƣớc chiếm 97,5%, tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 1.932.395 ngƣời, làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc là 392.199 ngƣời, tổng số ngƣời đến tuổi lao động hàng năm bao gồm ngƣời ở tại thành phố và ngƣời từ các tỉnh, thành phố khác chuyển đến có nhu cầu đào tạo nghề và tìm việc làm trên 300.000 ngƣời1

.

Số lƣợng lao động trẻ của thành phố những năm gần đây tăng nhanh và cao mà nguyên nhân chủ yếu là do số lƣợng dân nhập cƣ, số ngƣời nhập cƣ trong độ tuổi lao động chiếm gần 90% tổng số ngƣời nhập cƣ và lao động nữ nhiều hơn nam. Hiện nay, cơ cấu lao động của thành phố đang chuyển dịch, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Lao động thuộc lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp chế biến và xây dựng ngày càng tăng, lao động nông nghiệp giảm dần qua các năm do quá trình đô thị hóa ngoại thành nhanh.

Trong giai đoạn 2007 - 2011, thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho 1.383.174 ngƣời, trong đó trên 55% là lao động nữ. Bình quân mỗi năm thành phố giải quyết việc làm ổn định 200.000 ngƣời, trong đó trên 100.000 chỗ làm việc mới. Trong tổng số ngƣời đƣợc giải quyết việc làm của thành phố trong 5 năm 2007 - 2011, ngƣời trong độ tuổi thanh niên từ 18-35 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 62% (857.567 ngƣời). Bình quân mỗi năm thành phố giải quyết việc làm ổn định cho 150.000 thanh niên2.

1

Nguồn số liệu từ Niên giám thống kê năm 2010 - Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2 Nguồn số liệu từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trƣờng lao động

Trong 6 tháng đầu năm 2012, thị trƣờng lao động TP. HCM đã có nhiều chuyển biến phức tạp. Số lƣợng lao động bị cắt việc làm tăng cao do toàn thành phố có hơn 1.200 doanh nghiệp giải thể và 1.065 doanh nghiệp tạm ngƣng hoạt động. Trong 7 tháng đầu năm có trên 72.350 ngƣời đăng ký thất nghiệp và gần 53.000 ngƣời trong số đó đang đƣợc hƣởng trợ cấp thất nghiệp3. Tình hình này sẽ còn tiếp tục diễn biến theo chiều hƣớng đáng ngại khi từ tháng 7/2013 nguồn cung nhân lực tăng do một lƣợng lớn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng có nhu cầu tìm việc làm.

Giữa bức tranh ảm đạm của thị trƣờng lao động cung đang vƣợt quá cầu này, lại tồn tại một nghịch lý khá lớn là vẫn có nhiều doanh nghiệp cần lao động nhƣng lại không tuyển đƣợc hoặc không tuyển đủ chỉ tiêu đề ra. Thậm chí, có doanh nghiệp còn giảm cả chỉ tiêu tuyển dụng nhƣng vẫn không tuyển đƣợc ngƣời. Nghịch lý cung - cầu lao động ngày càng rõ nét trong 6 tháng cuối năm 2012, cụ thể là đầu tháng 7 chỉ số nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn thành phố giảm 4,34% so tháng 6/2012. Nếu chỉ số cầu lao động tại các ngành tuyển nhiều lao động nhƣ Marketing - Nhân viên Kinh doanh là 22,86%, Công nghệ thông tin (6,37%), Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng (5,32%), …, thì tƣơng ứng chỉ số cung của các ngành này là Marketing - Nhân viên Kinh doanh (khoảng 10%), Công nghệ thông tin (khoảng 5 %), Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng (khoảng 14,7%), …

Tại các trung tâm GTVL trên địa bàn TP.HCM có thể thấy số lƣợng tuyển dụng khá dồi dào tuy nhiên lƣợng ngƣời đƣợc tuyển lại rất ít. Cụ thể, trong phiên giao dịch việc làm thành phố lần 8/2012 vừa qua, có 2.489 lƣợt ngƣời tham gia tìm việc nhƣng số ngƣời đạt yêu cầu đƣợc thông báo nhận việc chỉ có 547 ngƣời

Một hệ quả của tình hình kinh tế chƣa có nhiều chuyển biến tích cực nhƣ hiện nay là doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc tinh giảm tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh, kể cả khâu tuyển dụng nhân sự. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đang tiến hành sắp xếp lại lực lƣợng lao động, dẫn đến giảm việc làm. Rõ nét nhất

3

là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng, dịch vụ, công nghiệp, thƣơng mại... Có thể nhận thấy các hình thức doanh nghiệp đang sắp xếp lại nhân sự nhƣ sau:

- Hình thức phổ biến là sát nhập các bộ phận một lúc hoặc từng bƣớc sát nhập (Tổ, phân xƣởng, phòng, ban, xí nghiệp) từ đó thuyên chuyển, hạ cấp ngƣời quản lý. Nhân viên làm việc năng suất, hiệu quả thấp đƣợc tinh giản sang bộ phận mới mà không tuyển thêm lao động (nhƣ bán hàng, tiếp thị, thu mua, dịch vụ quảng cáo sản phẩm, sản xuất mặt hàng mới...).

- Giảm tiền lƣơng đối với nhân viên hành chính có mức lƣơng cao với lý do doanh nghiệp không đạt doanh số kinh doanh, nếu ngƣời lao động không đồng ý có thể xin thôi việc.

- Điều chuyển nhân viên, ngƣời lao động sang đơn vị khác hoặc đơn vị mới thành lập. Nhiều trƣờng hợp đƣợc điều chuyển không phù hợp nghiệp vụ chuyên môn hoặc địa bàn làm việc xa có thể phải tính đến chuyện chấm dứt công tác.

- Không ký lại hợp đồng đối với ngƣời làm việc có thời hạn từ 1 đến 3 năm nếu năng lực làm việc, lao động hiệu quả không cao.

- Cắt giảm có thƣơng lƣợng chính sách trợ cấp thôi việc cao hơn quy định pháp luật đối với trƣờng hợp cần giảm lao động (lớn tuổi, làm việc yếu kém, không phù hợp công việc)…

Để thực hiện chức năng điều tiết cung cầu rất cần sự chung tay của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, các các nhân, tổ chức đặc biệt là các tổ chức có chức năng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM CỦA CÁC TỔ CHỨC

GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

Nhằm quản lý và tạo điều kiện cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm Nhà nƣớc đã ban hành Nghị định Số: 19/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 2 năm 2005 về việc Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. Theo số liệu từ Website http://www.sldtbxh.hochiminhcity.gov.vn của Sở lao động thƣơng binh xã hội thành

phố Hồ Chí Minh hiện nay các tổ chức có chức năng dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố có 74 đơn vị trong đó có 24 đơn vị thuộc hệ thống công lập (thực chất chỉ có 5 đơn vị đảm bảo bộ máy nhân sự và kinh phí hoạt động hàng năm) và 49 đơn vị thuộc hệ thống ngoài nhà nƣớc (chi tiết xem phụ lục 4, 5).

Tuy nhiên, hiện nay theo thống kê không chính thức có rất nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động về lĩnh vực giới thiệu việc làm nhƣng không có giấy phép hoạt động đã làm cho tình hình thị trƣờng việc làm diễn biến phức tạp và có phần bát nháo. Đặc biệt các dịch vụ việc làm chui này tập trung ở những khu vực đông ngƣời lao động nhƣ các Bến xe, các khu chế xuất, khu công nghiệp ... Các hoạt động này làm ảnh hƣởng rất lớn đến ngƣời lao động đặc biệt là lao động phổ thông, thiếu hiểu biết và thông tin: ngƣời lao động bị mất thời gian, mất chi phí, thậm chí có trƣờng hợp bị quản thúc nhƣ cầm tù mà bài báo “Đƣờng dây bán sống ngƣời nhà quê” mà báo Tuổi trẻ đã đăng ngày 08/11/2010.

Trong nghiên cứu này tác giả không đề cập sâu đến các đơn vị hoạt động không phép nêu trên cũng nhƣ các hình thức dịch vụ giới thiệu việc làm trên các trang thông tin điện tƣ và trên báo mà chỉ tập trung phân tích và đánh giá hoạt động dịch vụ việc làm ở các tổ chức đƣợc cấp phép hoạt động.

2.2.1. Hoạt động của các Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

Theo Nghị định trên Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ việc làm đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp đồng thời phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động cấp tỉnh cấp. Để đƣợc cấp giấy phép hoạt động các doanh nghiệp phải đảm bảo các qui định sau:

Điều kiện để cấp phép hoạt động:

- Có địa điểm và trụ sở ổn định, đặt ở nơi thuận tiện và đủ diện tích cho việc giao dịch và hoạt động của doanh nghiệp. Nếu trụ sở thuê thì phải ổn định từ 36 tháng trở lên.

- Có phòng sử dụng cho hoạt động tƣ vấn, phòng sử dụng cho hoạt động giới thiệu và cung ứng lao động, phòng sử dụng cho hoạt động về thông tin thị trƣờng

lao động và có trang bị máy vi tính, điện thoại, Fax, E-mail và các tài liệu liên quan đến thị trƣờng lao động và các trang thiết bị khác để phục vụ khách hàng.

- Có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam ký quỹ tại Ngân hàng để giải quyết các

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm thuộc hệ thống công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 34)