6. Kết cấu của đề tài:
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM CỦA CÁC TỔ CHỨC
GIỚI THIỆU VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
Nhằm quản lý và tạo điều kiện cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm Nhà nƣớc đã ban hành Nghị định Số: 19/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 2 năm 2005 về việc Quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm. Theo số liệu từ Website http://www.sldtbxh.hochiminhcity.gov.vn của Sở lao động thƣơng binh xã hội thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay các tổ chức có chức năng dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố có 74 đơn vị trong đó có 24 đơn vị thuộc hệ thống công lập (thực chất chỉ có 5 đơn vị đảm bảo bộ máy nhân sự và kinh phí hoạt động hàng năm) và 49 đơn vị thuộc hệ thống ngoài nhà nƣớc (chi tiết xem phụ lục 4, 5).
Tuy nhiên, hiện nay theo thống kê không chính thức có rất nhiều cá nhân, tổ chức hoạt động về lĩnh vực giới thiệu việc làm nhƣng không có giấy phép hoạt động đã làm cho tình hình thị trƣờng việc làm diễn biến phức tạp và có phần bát nháo. Đặc biệt các dịch vụ việc làm chui này tập trung ở những khu vực đông ngƣời lao động nhƣ các Bến xe, các khu chế xuất, khu công nghiệp ... Các hoạt động này làm ảnh hƣởng rất lớn đến ngƣời lao động đặc biệt là lao động phổ thông, thiếu hiểu biết và thông tin: ngƣời lao động bị mất thời gian, mất chi phí, thậm chí có trƣờng hợp bị quản thúc nhƣ cầm tù mà bài báo “Đƣờng dây bán sống ngƣời nhà quê” mà báo Tuổi trẻ đã đăng ngày 08/11/2010.
Trong nghiên cứu này tác giả không đề cập sâu đến các đơn vị hoạt động không phép nêu trên cũng nhƣ các hình thức dịch vụ giới thiệu việc làm trên các trang thông tin điện tƣ và trên báo mà chỉ tập trung phân tích và đánh giá hoạt động dịch vụ việc làm ở các tổ chức đƣợc cấp phép hoạt động.