TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG TẠI TP.HCM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm thuộc hệ thống công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39)

6. Kết cấu của đề tài:

2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG TẠI TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có dân số đạt gần 7,4 triệu ngƣời, mật độ dân số 3.531 ngƣời/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 10,35%, tỷ lệ tăng cơ học là 20,74%, thành phố có gần 80.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp trong nƣớc chiếm 97,5%, tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp là 1.932.395 ngƣời, làm việc trong các cơ quan nhà nƣớc là 392.199 ngƣời, tổng số ngƣời đến tuổi lao động hàng năm bao gồm ngƣời ở tại thành phố và ngƣời từ các tỉnh, thành phố khác chuyển đến có nhu cầu đào tạo nghề và tìm việc làm trên 300.000 ngƣời1

.

Số lƣợng lao động trẻ của thành phố những năm gần đây tăng nhanh và cao mà nguyên nhân chủ yếu là do số lƣợng dân nhập cƣ, số ngƣời nhập cƣ trong độ tuổi lao động chiếm gần 90% tổng số ngƣời nhập cƣ và lao động nữ nhiều hơn nam. Hiện nay, cơ cấu lao động của thành phố đang chuyển dịch, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Lao động thuộc lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp chế biến và xây dựng ngày càng tăng, lao động nông nghiệp giảm dần qua các năm do quá trình đô thị hóa ngoại thành nhanh.

Trong giai đoạn 2007 - 2011, thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho 1.383.174 ngƣời, trong đó trên 55% là lao động nữ. Bình quân mỗi năm thành phố giải quyết việc làm ổn định 200.000 ngƣời, trong đó trên 100.000 chỗ làm việc mới. Trong tổng số ngƣời đƣợc giải quyết việc làm của thành phố trong 5 năm 2007 - 2011, ngƣời trong độ tuổi thanh niên từ 18-35 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 62% (857.567 ngƣời). Bình quân mỗi năm thành phố giải quyết việc làm ổn định cho 150.000 thanh niên2.

1

Nguồn số liệu từ Niên giám thống kê năm 2010 - Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2 Nguồn số liệu từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trƣờng lao động

Trong 6 tháng đầu năm 2012, thị trƣờng lao động TP. HCM đã có nhiều chuyển biến phức tạp. Số lƣợng lao động bị cắt việc làm tăng cao do toàn thành phố có hơn 1.200 doanh nghiệp giải thể và 1.065 doanh nghiệp tạm ngƣng hoạt động. Trong 7 tháng đầu năm có trên 72.350 ngƣời đăng ký thất nghiệp và gần 53.000 ngƣời trong số đó đang đƣợc hƣởng trợ cấp thất nghiệp3. Tình hình này sẽ còn tiếp tục diễn biến theo chiều hƣớng đáng ngại khi từ tháng 7/2013 nguồn cung nhân lực tăng do một lƣợng lớn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng có nhu cầu tìm việc làm.

Giữa bức tranh ảm đạm của thị trƣờng lao động cung đang vƣợt quá cầu này, lại tồn tại một nghịch lý khá lớn là vẫn có nhiều doanh nghiệp cần lao động nhƣng lại không tuyển đƣợc hoặc không tuyển đủ chỉ tiêu đề ra. Thậm chí, có doanh nghiệp còn giảm cả chỉ tiêu tuyển dụng nhƣng vẫn không tuyển đƣợc ngƣời. Nghịch lý cung - cầu lao động ngày càng rõ nét trong 6 tháng cuối năm 2012, cụ thể là đầu tháng 7 chỉ số nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn thành phố giảm 4,34% so tháng 6/2012. Nếu chỉ số cầu lao động tại các ngành tuyển nhiều lao động nhƣ Marketing - Nhân viên Kinh doanh là 22,86%, Công nghệ thông tin (6,37%), Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng (5,32%), …, thì tƣơng ứng chỉ số cung của các ngành này là Marketing - Nhân viên Kinh doanh (khoảng 10%), Công nghệ thông tin (khoảng 5 %), Quản lý nhân sự - Hành chánh văn phòng (khoảng 14,7%), …

Tại các trung tâm GTVL trên địa bàn TP.HCM có thể thấy số lƣợng tuyển dụng khá dồi dào tuy nhiên lƣợng ngƣời đƣợc tuyển lại rất ít. Cụ thể, trong phiên giao dịch việc làm thành phố lần 8/2012 vừa qua, có 2.489 lƣợt ngƣời tham gia tìm việc nhƣng số ngƣời đạt yêu cầu đƣợc thông báo nhận việc chỉ có 547 ngƣời

Một hệ quả của tình hình kinh tế chƣa có nhiều chuyển biến tích cực nhƣ hiện nay là doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc tinh giảm tất cả các khâu sản xuất, kinh doanh, kể cả khâu tuyển dụng nhân sự. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đang tiến hành sắp xếp lại lực lƣợng lao động, dẫn đến giảm việc làm. Rõ nét nhất

3

là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, tài chính ngân hàng, dịch vụ, công nghiệp, thƣơng mại... Có thể nhận thấy các hình thức doanh nghiệp đang sắp xếp lại nhân sự nhƣ sau:

- Hình thức phổ biến là sát nhập các bộ phận một lúc hoặc từng bƣớc sát nhập (Tổ, phân xƣởng, phòng, ban, xí nghiệp) từ đó thuyên chuyển, hạ cấp ngƣời quản lý. Nhân viên làm việc năng suất, hiệu quả thấp đƣợc tinh giản sang bộ phận mới mà không tuyển thêm lao động (nhƣ bán hàng, tiếp thị, thu mua, dịch vụ quảng cáo sản phẩm, sản xuất mặt hàng mới...).

- Giảm tiền lƣơng đối với nhân viên hành chính có mức lƣơng cao với lý do doanh nghiệp không đạt doanh số kinh doanh, nếu ngƣời lao động không đồng ý có thể xin thôi việc.

- Điều chuyển nhân viên, ngƣời lao động sang đơn vị khác hoặc đơn vị mới thành lập. Nhiều trƣờng hợp đƣợc điều chuyển không phù hợp nghiệp vụ chuyên môn hoặc địa bàn làm việc xa có thể phải tính đến chuyện chấm dứt công tác.

- Không ký lại hợp đồng đối với ngƣời làm việc có thời hạn từ 1 đến 3 năm nếu năng lực làm việc, lao động hiệu quả không cao.

- Cắt giảm có thƣơng lƣợng chính sách trợ cấp thôi việc cao hơn quy định pháp luật đối với trƣờng hợp cần giảm lao động (lớn tuổi, làm việc yếu kém, không phù hợp công việc)…

Để thực hiện chức năng điều tiết cung cầu rất cần sự chung tay của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, các các nhân, tổ chức đặc biệt là các tổ chức có chức năng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc làm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm thuộc hệ thống công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39)