Những thành tựu đạt đƣợc trong phát triển nông nghiệptheo hƣớng bền

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 85)

- cụ thể

3.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc trong phát triển nông nghiệptheo hƣớng bền

vững của tỉnh Điện Biên

Là tỉnh thuần nông, xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông khó khăn, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm liên tiếp xảy ra; giá cả vật tƣ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp luôn đứng ở mức cao, ảnh hƣởng không nhỏ đối với sản xuất và đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Tuy nhiên, với nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, kinh tế nông nghiệp nông thôn có những bƣớc phát triển vững chắc, khá toàn diện. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn thời gian qua đã đƣợc chú trọng theo hƣớng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa, tăng cƣờng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và những lợi thế của vùng. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đƣợc ứng dụng trong sản xuất, chính sách hỗ trợ khai hoang phát triển sản xuất, thâm canh, tăng vụ đƣợc ƣu tiên. Nhờ đó, diện tích, năng suất, sản lƣợng các cây trồng chủ yếu đều tăng. Bởi vậy, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trƣởng GDP của toàn tỉnh giảm, song tốc độ tăng trƣởng bình quân ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2009 - 2013 đƣợc duy trì ở mức tƣơng đối ổn định, đạt 5,11%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm, đến năm 2013 đạt trên 653,2 tỷ đồng, tăng 150,7 tỷ đồng so với năm 2008. Sản xuất lƣơng thực có bƣớc phát triển khá, cơ bản đã bảo đảm an ninh lƣơng thực trên địa bàn. Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 446,7 kg/ngƣời (năm 2013) và ƣớc đạt 481 kg/ngƣời (dự ƣớc năm 2015). Trong giai đoạn 2006-2010, giá trị tăng thêm khu vực nông nghiệp tăng trung bình 4,8%/năm; giai đoạn 2011-2013 tăng 4,43%, dự kiến cả giai đoạn 2011-2015 tăng khoảng 4,48%. Mặc dù tỷ lệ đóng góp cho nền kinh tế của tỉnh Điện Biên bị giảm song nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất

76

quan trọng vì nó tạo thu nhập chính và sinh kế cho ngƣời dân nông thôn, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm sản.

Nông nghiệp đạt đƣợc mức tăng trƣởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực. Tốc độ tăng trƣởng bình quân toàn ngành giai đoạn 2011-2013 đạt 4,22%/năm, tỷ trọng các ngành và nội ngành chuyển dịch theo hƣớng tích cực, cụ thể: Nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo tăng từ 84,02% năm 2011 lên 87,78% năm 2013, lâm nghiệp giảm từ 14,2% xuống 9,91%, thủy sản tăng từ 1,78% lên 2,31% trong tổng giá trị nông, lâm, thủy sản; trồng trọt giảm từ 77,14% xuống 75,74%, chăn nuôi tăng từ 22,1% lên 23,5% trong nội ngành nông nghiệp.

Từ một tỉnh thƣờng xuyên nhận viện trợ lƣơng thực của Trung ƣơng, đến nay không chỉ đảm bảo lƣơng thực, tỉnh còn dƣ xuất bán ra ngoài tỉnh. Đặc biệt, sản phẩm gạo đã đƣợc xây dựng chỉ dẫn địa lý “gạo Điện Biên”; trong đó gạo Bắc thơm số 7 đã trở thành sản phẩm hàng hóa đƣợc ngƣời tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ƣa chuộng, đem lại giá trị kinh tế gần gấp đôi so với một số loại gạo thông thƣờng khác. Trong sản xuất lƣơng thực, ngành Nông nghiệp và PTNT đã tích cực chỉ đạo, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm tốt công tác thủy lợi, tích cự nghiên cứu, khảo nghiệm đƣa giống chất lƣợng cao vào sản xuất.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đƣợc thực hiện một cách vững chắc, đã chuyển dịch từ độc canh cây lúa sang trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày. Với chính sách ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ, những năm qua, khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp đã thu hút đƣợc sự tham gia của các doanh nghiệp, đầu tƣ phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày nhƣ cà phê, cao su góp phần thực hiện chủ trƣơng chuyển đổi một số diện tích gieo trồng lúa nƣơng năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh đã chuyển dịch từ độc canh cây lúa sang trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày theo hƣớng bền vững sản xuất hàng hóa, xuất khẩu. Đến nay, bƣớc đầu trong toàn tỉnh đã hình thành vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung, sản phẩm đang dần khẳng định đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng, nhất là cây cà phê với gần 4.000ha. Ngoài các vùng cà phê trọng điểm nhƣ: Mƣờng Ảng, Tuần Giáo, Điện Biên, tỉnh đã quy hoạch phát triển vùng cà

77

phê tại huyện Mƣờng Nhé. Vùng chè shan tuyết tại huyện Tủa Chùa với diện tích trên 550ha, đã từng bƣớc tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân vùng dự án. Đặc biệt, với dự án phát triển cây cao su, đến nay, toàn tỉnh đã trồng 4.323ha tại các huyện: Tuần Giáo, Mƣờng Ảng, Mƣờng Chà, Mƣờng Nhé, Điện Biên và TP.Điện Biên Phủ. Dự kiến, năm 2015, gần 900ha cao su đã trồng từ năm 2008 sẽ đƣa vào khai thác mủ. Đây là loại cây đƣợc kỳ vọng mở hƣớng thoát nghèo, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho ngƣời dân, nhất là ngƣời dân vùng dự án, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục nghiên cứu phát triển các loại cây công nghiệp mới nhƣ: Mắc ca, thầu dầu, nguyên liệu gỗ.

Lĩnh vực chăn nuôi có bƣớc phát triển, tốc độ tăng trƣởng đàn gia súc bình quân giai đoạn 2005 – 2013 đạt trung bình 4,7%/năm. Năm 2013, toàn tỉnh hiện có khoảng 48 vạn con gia súc. Trong đó, đàn trâu 120 ngàn con, đàn bò 45 ngàn con, đàn lợn 315 ngàn con. Dịch bệnh gia súc, gia cầm đƣợc kiểm soát chặt chẽ, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đƣợc đƣa vào áp dụng trong sản xuất. Các hình thức chăn nuôi nhƣ trang trại, gia trại với số lƣợng lớn đang là xu thế chung của ngƣời chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. GTSX ngành chăn nuôi năm 2015 ƣớc đạt trên 530 tỷ đồng, chiếm 21,36% tổng GTSX nông nghiệp của tỉnh, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2011 – 2015 ƣớc đạt 5%/năm.

Về thủy sản, hàng năm diện tích, năng suất, sản lƣợng đều tăng, nhiều giống thủy sản có giá trị đƣợc đƣa vào sản xuất, tạo điều kiện phát huy thế mạnh về mặt nƣớc, nguồn nƣớc, lao động và mang lại thu nhập cao cho nông dân nuôi trồng thủy sản. Đến nay, diện tích nuôi trồng đạt gần 2.000ha, sản lƣợng trên 1.500 tấn. Phong trào nuôi trồng thủy sản có chiều hƣớng đi sâu về chất lƣợng. Nhiều loại hình nuôi đƣợc áp dụng gồm: Nuôi cá ao nƣớc tĩnh hệ VAC, nuôi bán thâm canh, thâm canh các loài thủy sản có năng suất, chất lƣợng cao nhƣ cá rô phi, tôm càng xanh đều cho hiệu quả kinh tế cao và ngày càng đƣợc mở rộng.

Nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đã đƣợc chuyển giao, ứng dụng góp phần tăng năng suất, sản lƣợng, thay đổi tập quán canh tác, nâng cao hiệu quả sản

78

xuất kinh doanh. Các loại giống mới có năng suất, chất lƣợng cao đƣợc đƣa vào sản xuất; bộ giống cây trồng, vật nuôi chủ lực đã đƣợc xác định nhƣ: Giống lúa (TBR 28, TB 28, BC 15, P6ĐB, PB 53, PB 61, PB 10-2, RVT, DELTA 203, Hƣơng thơm 9…), giống ngô (LVN 885, CP 888, MX2...), giống lợn ngoại (Landrace, Yorshire, Duroc…)… Đặc biệt, trong chăn nuôi lợn đang từng bƣớc xây dựng các cơ sở sản xuất giống theo quy trình công nghệ hiện đại của Thái Lan; trong lâm nghiệp áp dụng sản xuất, nhân giống bằng mô hom.Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, phòng trừ dịch hại cho cây trồng, vật nuôi nhƣ: Chƣơng trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI; sản xuất rau an toàn, nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP; công nghệ thụ tinh nhân tạo giống bò tiếp tục duy trì mở rộng, công nghệ nuôi lợn, ứng dụng men vi sinh trong bảo quản, chế biến thức ăn và xử lý môi trƣờng chăn nuôi tiếp tục đƣợc ứng dụng một cách hiệu quả.

Liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp bƣớc đầu đƣợc hình thành và đƣợc nhân rộng trên các lĩnh vực nhƣ sản xuất lúa chất lƣợng cao, chè Shan tuyết, cao su, trồng rừng chế biến tre, gỗ. Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân bƣớc đầu đã tạo sự ổn định đầu ra sản phẩm cho nông dân yên tâm sản xuất; hỗ trợ lẫn nhau về nguồn lực và chia sẻ rủi ro; tăng chất lƣợng và giá trị sản phẩm; tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững. Đây là một mô hình cần thiết nhân rộng trong quá trình sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Hạ tầng giao thông, thủy lợi từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng, củng cố theo hƣớng hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sản xuất. Hệ thống, công trình phòng chống lụt bão, sản xuất giống bƣớc đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, xây dựng mới để đảm bảo phát triển sản xuất. Đến nay tỉnh đã đầu tƣ xây dựng mới 96 công trình thủy lợi và nâng cấp sửa chữa 66 công trình. Toàn tỉnh hiện có 793 công trình thuỷ lợi, trong có 522 công trình kiên cố, 271 công trình tạm, 1.370 km kênh mƣơng các loại trong đó có 949,7 km kênh đã đƣợc kiên cố hóa, 420,4 km kênh đất. Đảm bảo nƣớc tƣới cho trên 17.118 ha lúa mùa tăng 1.178 ha so với năm 2010, và tƣới cho 9.638 ha lúa

79

chiêm xuân, tăng 719 ha so với năm 2010. Hệ thống hồ, đập, kênh dẫn nƣớc tƣới đƣợc đầu tƣ đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai hoang, tăng diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn bƣớc đầu đã có sự lựa chọn khôi phục và phát huy hiệu quả. Các HTX, Tổ hợp tác tiếp tục duy trì, phục vụ sản xuất của các xã viên.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời khu vực nông thôn và đời sống nông dân từng bƣớc cải thiện và nâng cao; công cuộc xóa đói giảm nghèo đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 35,06%. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực, giảm số lƣợng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm, thủy sản, số lao động nông thôn đƣợc học nghề có việc làm ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)