Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 75)

- cụ thể

3.2.1.4. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất

Các ngành chức năng tăng cƣờng nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; khuyến khích đầu tƣ nghiên cứu các đề tài, đề án trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực xã hội. Tích cực triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất có năng suất và hiệu quả cao, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng năng suất lao động, thu nhập cho ngƣời dân, xóa đói giảm nghèo và phát triển KT-XH địa phƣơng. Giai đoạn 2008-2013, đã phê duyệt 183 đề tài, dự án, trong đó, trên 60% nội dung là ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Từ kết quả thực hiện chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh: năng suất cây trồng, vật nuôi tăng từ 20- 30%, nhiều giống cây trồng cho năng suất tăng từ 1,5-2 lần so với trƣớc khi ứng dụng khoa học công nghệ (nhƣ lúa, đậu tƣơng, ngô lai LVN10...). Sản xuất nông nghiệp đã có bƣớc phát triển cả về năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Cơ giới hoá nông nghiệp đƣợc áp dụng ở nhiều khâu trong quá trình sản xuất. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.799 máy kéo các loại, 12 máy gieo sạ, 26 máy gặt đập liên hợp, 560 máy tuốt lúa có động cơ, 3.841 máy chế biến lƣơng thực, 158 máy chế biến thức ăn gia súc.... Đối với sản xuất lúa ruộng khâu làm đất tỷ lệ cơ giới hóa khoảng 90% ; khâu

66

thu hoạch bằng máy tỷ lệ 90%. Riêng các xã vùng lòng chảo Điện Biên, cơ giới hóa 100% từ khâu làm đất tới thu hoạch, tiêu thụ. Đối với các cây trồng còn lại việc cơ giới hóa đang đƣợc áp dụng rộng rãi từ gieo trồng đến thu hoạch. Do đó đã góp phần không nhỏ nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm nông, lâm nghiệp, giảm sức lao động giúp nông dân, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. là tiền đề quan trọng để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.

Bên cạnh đó các cơ sở nghiên cứu, khoa học, kỹ thuật phục vụ nông - lâm - ngƣ nghiệp cũng đƣợc quan tâm, đầu tƣ, sửa chƣa nâng cấp phục vụ sản xuất. Đến nay về cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng các trạm, trại đã đƣợc xây dựng, nâng cấp, sửa chữa để phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất giống cây trồng các loại. Đã đầu tƣ mới một nhà nuôi cấy mô, 2 nhà giâm hom sản xuất cây giống lâm nghiệp. Các trại giống nông nghiệp huyện Điện Biên, trại giống cây trồng cạn Pú Nhung - Tuần Giáo đã đƣợc quan tâm đầu tƣ; hàng năm cung cấp cho thị trƣờng hàng ngàn tấn giống các loại, đáp ứng kịp thời cho nhân dân thâm canh, tăng vụ. Cơ sở hạ tầng nuôi trồng, khai thác thủy sản từng bƣớc đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, đến nay toàn tỉnh 01 trại giống thủy sản cấp I thuộc Trung tâm thủy sản, 07 trại sản xuất giống của HTX vả hộ gia đình, cá nhân đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu giống thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh phong trào nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp Công ty cổ phần giống nông nghiệp tỉnh áp dụng thành công nhiều bộ cơ cấu giống mới có năng suất, sản lƣợng cao, khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ sản xuất ở tỉnh, đƣợc nông dân đón nhận. Chỉ trong 5 năm lại đây, thông qua công tác nghiên cứu, khảo nghiệm, công ty đã đƣa vào sản xuất thành công nhiều loại giống nhƣ: ngô lai MB 69, LVN 885, lúa lai nghi hƣơng 2308, QƢ1, dƣơng quang 18... Đặc biệt, việc công ty đƣa vào sản xuất đại trà giống lúa CH208 có khả năng chịu hạn tốt, năng suất cao đã góp phần khắc phục khó khăn trong điều kiện sản xuất lƣơng thực trên nƣơng ở các xã vùng cao và những vùng khó chủ động nƣớc tƣới ở tỉnh. Hàng năm, đơn vị sản xuất gần 1.000 tấn giống các loại, đảm bảo tiêu chuẩn quy định, giá thành giảm từ 10 - 15% so với giá nhập từ thị trƣờng

67

ngoài. Hiện nay, đa số hộ dân trong tỉnh đều sử dụng các giống lúa, ngô, đậu tƣơng, cây ăn quả do Công ty sản xuất, chất lƣợng cây trồng tăng từ 1,5 - 2 lần so với giống cũ, cho thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với phƣơng thức sản xuất truyền thống.... Không chỉ chủ động một phần giống tại chỗ, ngƣời nông dân còn có điều kiện tiết kiệm chi phí sản xuất.

Các chƣơng trình, dự án về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ đƣợc các cấp, các ngành triển khai đạt kết quả. Dự án DANIDA do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, với tổng kinh phí 55.805 triệu đồng (2008- 2010), đã đầu tƣ mua sắm tài sản phục vụ chuyên môn; thăm quan, học tập nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức trong ngành; tài liệu tuyên truyền; xây dựng tủ thuốc thú y, bảo vệ thực vật; xúc tiến thƣơng mại, sửa chữa các công trình thủy lợi, nƣớc sinh hoạt. Năm 2011 đã tổ chức triển khai 55 mô hình khuyến nông trên toàn tỉnh, với 355 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện 9,662 tỷ đồng ( trong đó vốn ngân sách Nhà nƣớc 3,527 tỷ đồng, vốn viện trợ Chính phủ Đan Mạch 4,907 tỷ đồng, vốn Chƣơng trình 30a là 1,227 tỷ đồng). Ngoài ra còn thực hiện một số mô hình và hỗ trợ khác. Năm 2012 dự án hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (ASD SPS) do Chính phủ Đan Mạch viện trợ với tổng số vốn 68,980 tỷ đồng; kết dƣ năm 2011 là 15,505 tỷ đồng. Ƣớc thực hiện năm 2012 là 70,370,4 tỷ đồng đạt 83,3% kế hoạch, còn 14,115 tỷ đồng chuyển sang năm 2013.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 75)