Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 58)

- cụ thể

3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp đƣợc coi là ngành sản xuất quan trọng, đóng góp tƣơng đối lớn vào GDP của tỉnh, khoảng gần 30% hay gần 40 triệu USD/năm. Tỷ lệ nông nghiệp

49

trong những năm qua đã giảm từ 38% năm 2005 xuống 34,7% năm 2010, năm 2012 là 32% và còn tiếp tục giảm nữa dù mức tăng trƣởng chỉ đạt có 6%. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp lại tạo ra 73% việc làm và là nguồn thu chủ yếu của 85% dân số nông thôn. Nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xây dựng, và tạo ra lƣợng sản phẩm chính cho thƣơng mại, đồng thời tạo ra thu nhập cho khá nhiều dân ở thành phố và thị trấn. Do phần lớn ngƣời dân sống bằng nông nghiệp cho nên trong tƣơng lai xa, nông nghiệp vẫn có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh.

Các hoạt động nông nghiệp phần lớn xảy ra tại các huyện gần thành phố và những nơi có cơ sở hạ tầng tƣơng đối phát triển là Điện Biên (chiếm 39% sản lƣợng nông nghiệp toàn tỉnh năm 2009), Tuần Giáo (14%) và Điện Biên Đông (hơn 11%). Các huyện còn lại đóng góp từ 6-9%. Nếu tính sản lƣợng theo đầu ngƣời thì cao nhất là ở vùng nông thôn quanh thành phố Điện Biên Phủ (9,6 triệu VND/ngƣời năm 2009), xuống đến 0,8 triệu VND ở vùng sâu Mƣờng Nhé và 2,4 triệu VND tại các huyện khác gần thành phố Điện Biên Phủ.

Trong những năm từ 2003 đến 2012 diện tích, sản lƣợng và giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng và ổn định.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 2003 2004 2008 2010 2012 DV NN Chăn nuôi Trồng trọt

Biểu đồ 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành

50

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng liên tục trong 10 năm với mức tăng cao và ổn định, trong 5 năm từ 2005 đến 2010 giá trị sản xuất tăng từ 797.326 triệu đồng lên mức 3.590.824 triệu đồng. Mức tăng này cao hơn mức độ tăng trƣởng của một số tỉnh nhƣ Phú Thọ trong giai đoạn này tăng 2,5%, Thái Bình tăng khoảng xấp xỉ 2%. Tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp tƣơng đối ổn định (bình quân giai đoạn 2009- 2013 ƣớc đạt 5,11%); giá trị sản xuất nông nghiệp tăng qua các năm (năm 2013 ƣớc đạt 653,29 tỷ đồng, tăng 150,7 tỷ đồng so với năm 2008)

Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu đƣợc trên 1 ha diện tích đất trồng trọt cũng tăng khá nhanh và ổn định. Từ năm 2003 đến năm 2005 tăng từ 9,11 triệu đồng/ha/năm lên 12,24 triệu đồng/ha/năm, trong đó giá trị sản phẩm trồng trọt tăng từ 9 triệu/ha/năm lên 12,18 triệu/ha/năm, giá trị cây hàng năm tăng từ 8,73 triệu đồng/ha/năm lên 11,89 triệu đồng/ha/năm, giá trị sản phẩm cây lâu năm tăng 23,45 triệu đồng/ha/năm lên 27,95 triệu đồng/ha/năm. Giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1 ha đất trồng trọt năm 2013 đạt 31,81 triệu đồng/ha, tăng 13,5% so với năm 2011; Điển hình là ở vùng cánh đồng Mƣờng Thanh do tập trung chuyển dịch sản xuất hoa màu và thâm canh tăng vụ đã làm tăng giá trị sử dụng đất bình quân 01 ha đất canh tác đạt trên 57 triệu đồng/năm, nhiều mô hình sản xuất đƣợc hình thành theo cơ cấu 2 vụ lúa- 1 vụ màu, 1 vụ lúa- 1 vụ cá, 2 vụ lúa kết hợp với nuôi cá đem lại hiệu quả kinh tế cao. So với một số tỉnh miền núi, hiệu quả sử dụng đất đai của tỉnh Điện Biên cũng ở mức tƣơng đối so với một số tỉnh miền núi phía bắc nhƣ giá trị thu đƣợc trên 1ha đất canh tác tỉnh Thái Nguyên là 55 triệu đồng ( năm 2010); năm 2011 và 2012 là 68 triệu đồng; năm 2013 là 72 triệu đồng.

Về trồng trọt, những năm gần đây (2008-2014) phát triển khá mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và các loại giống mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt, có khả năng chịu hạn đã đƣợc đƣa vào sản xuất ngày càng nhiều. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2015 ƣớc đạt trên 1.951,483 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 4,48%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015.

51

Sản xuất lƣơng thực có bƣớc phát triển khá, cơ bản đã bảo đảm an ninh lƣơng thực trên địa bàn. Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 446,7 kg/ngƣời (năm 2013) và ƣớc đạt 481 kg/ngƣời (dự ƣớc năm 2015).

Việc chuyển đổi các loại cây lƣơng thực trên đất dốc sang trồng cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao nhƣ cà phê, cao su đƣợc doanh nghiệp và nhân dân tích cực hƣởng ứng triển khai thực hiện từng bƣớc hình thành vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn để thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến trong giai đoạn 2016- 2020. Cây cao su, bắt đầu đƣợc trồng mới từ năm 2008, đến hết năm 2013 có 4.255 ha, ƣớc tính năm 2015 đạt 6.230 ha.

Cây lƣơng thực chiếm 78% tổng sản lƣợng nông nghiệp, trong đó ngũ cốc chiếm 51%, rau màu, đậu đỗ chiếm 19%, cây lƣu niên 3% và cây ăn quả là 2%. Những năm vừa qua, rau màu, đậu tƣơng và cây công nghiệp phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, cây lƣơng thực vẫn chiếm đến 80% diện tích canh tác và ổn định về năng suất đặc biệt là cây lúa và cây ngô là hai cây lƣơng thực chủ đạo của tỉnh.

Bảng 3.1: Năng suất cây lƣơng thực có hạt

Đơn vị: tạ/ha

Năm 2003 2005 2008 2010 2012 2011

Cây lúa 28,98 31,86 31.53 33.39 33.56 32.61

Cây ngô 18.46 19.25 22.13 23.17 24.49 23.87

Tổng hợp niên giám thống kê năm 2005, 2012

Cây lúa nước có diện tích gieo trồng (năm 2007) đạt 42.162 ha, tăng 1,09 lần so với năm 2000 (tƣơng đƣơng 3.437 ha), năm 2012 là 48.231,4 ha, tăng 0.3 lần so với năm 19020 ( tƣơng đƣơng 46.461 ha). Diện tích, giá trị sản xuất lúa thƣờng có xu hƣớng tăng, diện tích lúa lúa hàng hóa chất lƣợng cao ổn định (với diện tích đạt 3.910 ha, chiếm 31,45% tổng diện tích lúa ruộng của tỉnh); giá trị sản xuất năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 773 tỷ đồng, tăng 3,5% so với năm 2011. Sản xuất lúa ruộng gồm 02 vụ:Vụ Đông Xuân và vụ Mùa, trong đó vụ Mùa muộn về cơ bản còn rất ít chỉ tập trung tại một số xã vùng cao, sản xuất nhờ nƣớc trời; Phƣơng pháp gieo thẳng là chủ yếu diện tích gieo thẳng chiếm 92,7% diện tích; các giống lúa ngắn ngày có

52

năng suất, chất lƣợng cao đƣợc đƣa vào sản xuất đại trà (Bắc thơm số 7, IR64), hàng năm các giống mới có năng suất, chất lƣợng đƣợc khảo nghiệm bổ sung vào cơ cấu giống lúa của tỉnh. Hình thành vùng sản xuất lúa tập trung theo hƣớng hàng hóa tại vùng lòng chảo Điện Biên Phủ.

Cây Ngô với diện tích năm 2013 toàn tỉnh đạt 29.328 ha, tỷ lệ sử dụng các giống ngô lai nhƣ LVN10, Bioseed, CP 888, MX2, MX4... đạt 85% diện tích. Giá trị sản xuất năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 446,7 tỷ đồng, tăng 10,55% so với năm 2011.

Cây chè, diện tích có xu hƣớng tăng, đặc biệt là từ năm 2010 đến nay. Nhiệm kỳ XI (2006 - 2010) Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên xác định: Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày, trong đó có cây chè với diện tích 1.000ha; phấn đấu đến năm năm 2010, toàn tỉnh đạt sản lƣợng 700 tấn chè búp tƣơi.

Bảng 3.2: Diện tích trồng chè

Đơn vị: ha

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

286 275 274 322 371,7 457,2 516,9 520,5

Tỉnh Điện Biên là một tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giống chè Shan tuyết - đƣợc coi là "giống chè vàng của thế giới". Chè Shan là nguyên sản từ vùng núi phía Bắc Việt Nam nơi có khí hậu gió mùa mát ẩm. Do đó phát triển giống Chè Shan là một lợi thế, bởi vì nó đƣợc coi là sản phẩm hữu cơ của trà, bảo vệ môi trƣờng và nâng cao thu nhập của ngƣời dân miền núi. Nhận thức đƣợc giá trị kinh tế của loại cây này Tỉnh Điện Biên đặc biệt chú trọng tới việc mở rộng diện tích vùng trồng chè ở khu vực huyện Tủa Chùa – nơi chè có chất lƣợng cao nhất, nâng diện tích trồng chè Shan hiện có ( khoảng hơn 200ha) lên 2000 ha trong những năm tới. Giá trị sản phẩm của cây chè cũng có xu hƣớng tăng. Giá trị sản xuất năm 2013 (theo giá hiện hành) đạt 914 đồng, tăng 13,2% so với năm 2011; đã thực hiện phát triển liên kết sản xuất giữa các tổ chức, hộ gia đình với Công ty Cổ phần giống Nông nghiệp Điện Biên, Công ty Trà Phan Nhất. Tuy nhiên liên kết này chủ yếu

53

phía công ty thu mua búp chè của các hộ dân việc đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu, ký hợp đồng chặt chẽ với các hộ dân chƣa đƣợc thực hiện.

Cây cà phê, Nằm trên độ cao từ 600-900 m so với mực nƣớc biển, tỉnh Điện Biên với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng thích hợp trở thành vùng đất lý tƣởng để phát triển cây cà phê chất lƣợng cao. Trong những năm qua, Điện Biên tích cực đẩy mạnh triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ hợp lý để kêu gọi đầu tƣ, đẩy mạnh phát triển sản xuất nhằm mở hƣớng hình thành nên các vùng chuyên canh cây cà phê giúp ngƣời dân địa phƣơng xoá đói nghèo và vƣơn lên làm giàu. Đến nay, các vùng chuyên canh bƣớc đầu đã nên hình hài cho thấy quyết định phát triển cây cà phê là một bƣớc đi đúng của tỉnh. Năm 2000 các chính sách hỗ trợ trong đầu tƣ sản xuất, thâm canh cà phê bắt đầu đƣợc tỉnh Điện Biên chú trọng đẩy mạnh đúng mức để phát huy hiệu quả. Cũng năm này, dự án AFD của Pháp cũng hƣớng đầu tƣ tại tỉnh Điện Biên trong lĩnh vực ƣu tiên phát triển cây cà phê nên tạo thêm điều kiện để tỉnh Điện Biên đẩy mạnh hơn nữa giống cây trồng này. Song song với đó, tỉnh Điện Biên quyết định điều chỉnh tăng mức hỗ trợ phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, trong đó với cà phê hỗ trợ đến 50% giá giống trồng mới, hỗ trợ 70% lãi suất tiền vay cho đến khi kết thúc dự án phát triển cây cà phê. Trung bình tỉnh Điện Biên bỏ ra hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ cho phát triển cây cà phê, trong đó, hỗ trợ về giống để trồng mới ít nhất trên 100 ha/năm. Chính những cơ chế thúc đẩy hợp lý, đúng luật này đã giúp cho việc đầu tƣ, phát triển cây cà phê ở tỉnh trong những năm qua phát triển nhanh và mang tính bền vững cao. Cây cà phê tập trung chủ yếu ở địa bàn huyện Mƣờng Ảng, Tuần Giáo, đến cuối năm 2013 có 3.996 ha, ƣớc tính năm 2015 đạt 4.786 ha, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2011- 2015 là 14%/năm, sản lƣợng cà phê nhân năm 2014 đạt 5.409 tấn, năm 2015 ƣớc đạt 9.564, tăng sản lƣợng bình quân đạt 34%/năm.

54

Biểu đồ 3.3: Diện tích và sản lƣợng cà phê

Đến năm 2013, diện tích cà phê toàn tỉnh đạt 3.997 ha, tăng 3,8 lần so với năm 2008 ( tƣơng đƣơng 1029ha)sản lƣợng cà phê nhân đạt 5.408 tấn, tăng 8,1 lần so với năm 2008 ( tƣơng đƣơng 662 tấn). Cây cà phê tăng nhanh về diện tích do hiệu quả kinh tế mang lại cao, thị trƣờng tiêu thụ đƣợc mở rộng, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo và làm giầu từ đầu tƣ phát triển cà phê, nhiều hộ đã tự đầu tƣ trồng cà phê trên diện tích đất do mình quản lý. Hiệu quả của việc trồng cà phê trong những năm vừa qua còn góp phần tích cực trong việc định canh, định cƣ một số đồng bào du canh, du cƣ, sống chủ yếu nhờ phát nƣơng, làm rẫy. Ngoài các vùng cà phê trọng điểm nhƣ Mƣờng Ẳng, Tuần Giáo, Điện Biên, hiện nay còn phát triển thêm vùng cà phê tại huyện Mƣờng Nhé là vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ ngƣỡng thích hợp để phát triển loại cây này. Tỉnh Điện Biên đang đẩy mạnh hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây cà phê với dự ƣớc đến năm 2015 toàn tỉnh Điện Biên có ít nhất 5.000 ha cây cà phê và đến năm 2020, con số đó sẽ là trên 6.500 ha.

Cây cao su là loại cây công nghiệp đa mục đích, đƣợc đánh giá là khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên. Cao su không những có giá trị kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho ngƣời dân mà còn có tác dụng phủ xanh đất đồi

55

núi bạc màu, cải thiện môi trƣờng, môi sinh. Do đó trong quá trình triển khai thực hiện trồng cây cao su đã nhận đƣợc sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của Đảng bộ, Chính quyền các cấp và sự đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực phát triển cây cao su của nhân dân các xã có Quy hoạch trồng cây cao su. Trong hơn 6 năm qua, bắt đầu từ năm 2008 - cây cao su đƣợc đƣa vào trồng tại Điện Biên đã đạt đƣợc một số kết quả có tính chất tiền đề. Hơn 3.340ha cây cao 0su đƣợc trồng mới bƣớc đầu đã góp phần thay đổi phƣơng thức sản xuất. Ngƣời dân ở một số địa phƣơng từ chỗ sản xuất mang tính tự cấp tự túc là chính, đã chuyển sang sản xuất hàng hóa tập trung theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xác định đƣợc tiềm năng, lợi thế cũng nhƣ lợi ích đem lại từ việc phát triển cây cao su, tỉnh Điện Biên đã hoạch định mục tiêu đạt 20.000ha cây cao su trong những năm tới.

Tỉnh đã xây dựng đƣợc quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008 - 2020, trong đó tập trung vào các huyện: Điện Biên, Mƣờng Chà, Mƣờng Nhé, Tuần Giáo, Mƣờng Ảng, Điện Biên Đông và thành phố Điện Biên Phủ. Giai đoạn 2008-2013đã trồng đƣợc 4.232 ha. Đến nay diện tích cây cao su đã trồng sinh trƣởng khá đồng đều; vƣờn cây cao su trồng năm 2008 đã có thể đƣa vào khai thác mủ.

Qua khảo sát thực tế của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu cho thấy, cao su tiểu điền do các hộ dân trồng tự phát đã cho mủ với sản lƣợng ƣớc đạt từ 1 - 1,2 tấn/ha/năm. So với điều kiện canh tác thô sơ của cao su tiểu điền, thì diện tích cao su đại điền đƣợc thâm canh theo quy trình kỹ thuật khoa học của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chắc chắn sẽ cho năng suất cao hơn. Do vậy tỉnh Điện Biên hƣớng tới phát triển hình thức cao su đại điền. Tính đến nay, toàn tỉnh Điện Biên đã trồng đƣợc hơn 3.340ha, trong đó huyện Điện Biên có hơn 1.000ha; huyện Mƣờng Chà hơn 1.125ha và huyện Tuần Giáo có gần 1.180ha. Đã có hàng ngàn hộ dân, hầu hết là đồng bào các dân tộc thiểu số tại 3 huyện kể trên góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất tham gia trồng cây cao su. Thông qua hình thức góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất để

56

trồng cao su, hàng trăm hộ nông dân của tỉnh đã có cổ phần và bản thân họ trở thành công nhân trong Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời 3 triệu đồng/tháng.

Có thể khẳng định đây là mô hình tổ chức sản xuất mới, không những giúp ngƣời dân ổn định việc làm, thu nhập mà còn gắn trách nhiệm của họ với cƣơng vị là ngƣời chủ thật sự, cùng với công ty chăm lo phát triển cây cao su. Khi những ngƣời nông dân trở thành công nhân của công ty, họ đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của Luật Lao động, có lƣơng và đƣợc đóng các loại bảo hiểm xã hội, y tế, đƣợc quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần. Ngoài ra, công nhân còn đƣợc thƣởng theo năng suất, chất lƣợng hàng tháng, quý và cả năm dựa trên đánh giá chất lƣợng công việc thực hiện. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trƣơng của tỉnh kết hợp khuyến khích phát triển cây cao su và xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay đã có nhiều nhà đội và nhà ở của công nhân đã và đang đƣợc xây dựng khá hoàn chỉnh theo mô

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)