Vấn đề phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 26)

Sự phát triển kinh tế đƣợc đánh dấu bởi quá trình thị trƣờng hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là quá trình thay đổi phƣơng thức sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ chế kinh tế hình thành nên nền kinh tế thị trƣờng cho sự phát triển và thay đổi công nghệ, kỹ thuật sản xuất, thay đổi cách thức tổ chức quá trình sản xuất, thực hiện sự phân công lao động xã hội. Sự thay đổi này trở thành động lực kinh tế cho sự phát triển làm tăng năng suất lao động và hiệu quả của các hoạt động kinh tế. Sự phát triển của nông nghiệp đặt trong quá trình thị trƣờng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập thể hiện ở các nội dung:

* Một là: Quá trình thị trường hóa về kinh tế

Chuyển nông nghiệp từ một hoạt động sinh tồn sang thành một hoạt động sản xuất hàng hóa. Nhƣ vậy các sản phẩm khác nhau của sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp đều là những hàng hóa. Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển nông nghiệp (PTNN) là quá trình hàng hóa hóa nông nghiệp, chuyển nông nghiệp từ một nền sản xuất lạc hậu sang hoạt động sản xuất hiện đại, mang tính chất xã hội và tính chất thị trƣờng.

Quá trình thị trƣờng hóa kinh tế nông nghiệp tức là quá trình chuyển nông nghiệp thành một lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh – một hoạt động kinh tế theo hƣớng thị trƣờng và sản xuất ra giá trị gia tăng, nhằm vào lợi nhuận. Khi đó hệ thống các thị trƣờng đầu vào, đầu ra là nền tảng của sự phát triển nông nghiệp.

Khi nông nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh, hình thức sản xuất nông nghiệp chuyển hoàn toàn sang hoạt động sản xuất hàng hóa, vị trí của nông nghiệp trong toàn bộ hệ thống kinh tế có sự thay đổi, nó đƣợc xem nhƣ một lĩnh vực kinh doanh với hai tác nhân chính là doanh nghiệp và nông dân trong đó, doanh nghiệp là "đầu tàu", là động cơ của mối liên kết. Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng liên kết "4

17

nhà" còn lại để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất; hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân; từng bƣớc tiến tới xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm nông sản

* Hai là: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp

Đây đƣợc coi là một sự thay đổi có tính chất cách mạng trong kỹ thuật, công nghệ sản xuất nông nghiệp gắn với cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và thủy lợi hóa. Cuộc cách mạng trong giống cây trồng, vật nuôi dựa trên những thành tựu và công nghệ sinh học. Thích ứng với sự thay đổi trong cơ sở kỹ thuật – công nghệ là sự thay đổi trong công nghệ canh tác: công nghệ gieo trồng, chăm sóc, nuôi dƣỡng.

Thực hiện phân công lao động xã hội đặc thù, biến các ngành nông nghiệp thành các ngành độc lập, thành một hệ thống phân công lao động theo ngành trong nông nghiệp. Điều này thúc đẩy chuyên môn hóa trong nông nghiệp để tạo nên những sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng cao, có giá trị kinh tế cao thích ứng với nhu cầu tiêu dùng của xã hội công nghiệp – đô thị. Nông nghiệp phát triển đã phá vỡ tính chất khép kín, cá thể của sản xuất nông nghiệp truyền thống, biến nông nghiệp trở thành một hệ thống sản xuất xã hội. Quá trình phát triển của nông nghiệp đƣa nông nghiệp lên ngang hàng với những lĩnh vực sản xuất khác của xã hội, làm cho nông nghiệp trở thành một ngành công nghiệp đặc thù, thành một cực tăng trƣởng của nền kinh tế.

* Ba là: Đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp phát triển là làm hình thành nên mối quan hệ mới giữa nông nghiệp và công nghiệp và sự liên kết giữa các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp:

Đó là quá trình hình thành khâu chế biến sau thu hoạch, đó cũng là đặc trƣng của một nền nông nghiệp phát triển; các ngành sản xuất công nghiệp cung cấp tƣ liệu sản xuất đặc thù cho nông nghiệp đó là phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc và công nghệ bảo quản thực phẩm

Cuộc cách mạng quyết định của nông nghiệp hiện đại là công nghệ sinh học. Đây là nhân tố quyết định đến sức sản xuất, hiệu quả của nền nông nghiệp hiện đại, giúp cho nông nghiệp trở thành một cực tăng trƣởng của nền kinh tế.

18

* Bốn là: Sự phát triển nông nghiệp dựa trên phân công lao động và chuyên môn hóa hình thành nên chuỗi sản xuất dịch vụ nông nghiệp.

Sự phân công lao động trong nông nghiệp biểu hiện ra là sự chuyển dịch về cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu lao động trong nông nghiệp. Sự chuyển dịch này là biểu hiện của quá trình chuyên môn hóa làm tăng sức sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của nông nghiệp.

Nhƣ vậy, trong quá trình phát triển chung của nền kinh tế, vị trí nền tảng của nông nghiệp dần dần chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Quá trình này thể hiện ở sự chi phối của công nghiệp và dịch vụ trong toàn bộ hoạt động kinh tế cũng nhƣ biểu hiện ở sự giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chỉ còn khoảng 1 – 2% trong GDP. Vì vậy sự phát triển của nông nghiệp là một quá trình thay đổi phƣơng thức sản xuất để làm tăng sức sản xuất và hiệu quả của bản thân ngành nông nghiệp, để nông nghiệp là một lĩnh vực cung cấp lƣơng thực, thực phẩm với chất lƣợng cao và giá rẻ.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)