Nhóm giải pháp về các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 108)

- cụ thể

4.3.3. Nhóm giải pháp về các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp

Thứ nhất: Chính sách về quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai

Để nền nông nghiệp phát triển ổn định, nhân dân yên tâm đầu tƣ sản xuất thì các chính sách về sở hữu, sử dụng đất đai phải đƣợc đặc biệt quan tâm, nhất là trong điều kiện những quy định pháp luật về đất đai ở nƣớc ta còn chƣa thực sự cụ thể.

99

Đối với đất nông nghiệp, tỉnh cần đẩy mạnh việc tích tụ ruộng đất để hình thành những khu vực sản xuất hàng hóa lớn, các trang trại có quy mô lớn. Tích tụ ruộng đất ở một tỉnh địa hình bị chia cắt nhiều nhƣ ở Điện Biên là một vấn đề khá khó khăn, song đó là xu hƣớng tất yếu của hội nhập, là yêu cầu khách quan để có một nền nông nghiệp quy mô lớn. Do vậy, tỉnh Điện Biên có thể thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa trong khu vực sản xuất lúa ở cánh đồng Mƣờng Thanh và chính sách tích tụ đất rừng, đất làm trang trại bằng nhiều hình thức nhƣ cho thuê hoặc mua bán…

Đối với đất rừng, tỉnh cần điều chỉnh cơ chế hỗ trợ trong quản lý rừng theo hƣớng: Giao cho nhân dân trực tiếp quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh diện tích rừng phòng hộ với định mức hỗ trợ phù hợp đảm bảo lợi ích của ngƣời lao động; Giao cho các tổ chức chuyên trách quản lý diện tích rừng đặc dụng; Giao cho các lâm trƣờng, các tổ chức kinh tế, cá nhân có nhu cầu phát triển diện tích rừng sản xuất với các chính sách ƣu đãi về tín dụng, hỗ trợ cây giống và kỹ thuật. Củng cố, sắp xếp và đổi mới cách thức quản lý của các lâm trƣờng Quốc doanh; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp khắc phục tình trạng chồng chéo và buông lỏng quản lý hiện nay. Củng cố, sắp xếp, hoàn thiện hệ thống tổ chức lâm nghiệp từ tỉnh đến các huyện, xã, đặc biệt là tổ chức về quản lý phát triển lâm nghiệp thời kỳ hậu Chƣơng trình trồng mới 5 triệu ha rừng; thành lập, kiện toàn các Ban quản lý trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 để hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện các dự án trồng rừng sản xuất. Khuyến khích các hộ gia đình tham gia góp đất với các doanh nghiệp để trồng rừng sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, từng bƣớc giảm diện tích đất nƣơng sản xuất không hiệu quả.

Thứ hai: Chính sách đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp

Tỉnh cần nhanh chóng hoàn thiện việc quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất tập trung, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách để hình thành mối liên kết sản xuất-

100

chế biến-phân phối-tiêu dùng, trong đó doanh nghiệp hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.

Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chính sách tín dụng đối với trồng cây công nghiệp dài ngày trong thời gian kiến thiết cơ bản. Tiếp tục thực hiện chƣơng trình 135/CP, chƣơng trình 186/CP. Ban hành các chính sách hỗ trợ giá về giống lúa, ngô, đậu tƣơng, lạc... về giá cƣớc vận chuyển vật tƣ đầu vào; về kinh phí phòng, chống dịch bệnh; về áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất; về xây dựng các mô hình trình diễn... để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ giống vào sản xuất. Củng cố các trạm, trại, các trung tâm giống để nghiên cứu sản xuất các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao và phù hợp với điều kiện của từng vùng phục vụ phát triển sản xuất. Đẩy mạnh nghiên cứu, thử nghiệm và đƣa vào sản xuất đại trà các loại giống mới, đảm bảo 100% diện tích lúa ruộng; 50 - 60% diện tích ngô, lạc, đậu tƣơng đƣợc gieo trồng bằng các loại giống mới có năng suất, chất lƣợng cao. Tăng cƣờng ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ sinh học, quy trình tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến, gắn với phát triển liên kết vùng; hỗ trợ nông dân kết nối, tiếp cận với các dịch vụ khoa học công nghệ. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; tăng kinh phí đầu tƣ cho khoa học công nghệ.

Tiếp tục đổi mới công tác khuyến nông, mô hình chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sản xuất sạch, nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng. Quan tâm xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa khoa học công nghệ với nông dân.

101

gắn với việc quản lý tốt các khâu dịch vụ đầu vào, bảo đảm giải phóng sức lao động và giảm giá thành sản xuất; phát triển mạng lƣới công nghệ thông tin đến tận xã, thôn, xóm để ngƣời dân tiếp cận đƣợc các thông tin về kinh tế, khoa học kỹ thuật và thị trƣờng.

Tỉnh cần có chính sách thỏa đáng cho việc đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ điện, đƣờng, chợ, trạm ở nông thôn trên cơ sở Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Đặc biệt chú trọng phát triển hệ thống giao thông nông thôn ở các vùng sâu, vùng xa của của tỉnh để đảm bảo lƣu thông hàng hóa thông suốt, thuận lợi cho quá trình mở rộng, tiếp cận thị trƣờng, góp phần ổn định sản xuất.

Thứ ba: Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong phát triển nông nghiệp.

Nguồn lực con ngƣời là nguồn lực có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của xã hội ở bất kỳ một lĩnh vực nào. Đối với sản xuất nông nghiệp, ngƣời lao động không chỉ đòi hỏi phải có sức khỏe và kinh nghiệm mà phải đƣợc trang bị những kiến thức nhất định để tiếp thu, học tập và ứng dụng những các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất một cách tốt nhất. Do vậy, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề, bổ túc kiến thức cho lao động nông thôn, ngoài kiến thức về kỹ thuật sản xuất cần đƣợc cung cấp kiến thức về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm để họ trực tiếp đƣa ra các quyết định sản xuất của mình, góp phần giúp cho sản xuất nông nghiệp đƣợc ổn định, bền vững. Tỉnh cần có các chính sách cụ thể nhƣ:

Một là: Từng bƣớc củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, hình thành đội ngũ chuyên gia, lực lƣợng nghiên cứu, khảo sát thị trƣờng trong nông nghiệp tại các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện. Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ, chuẩn hóa mạng lƣới cán bộ phụ trách nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ở cấp xã, thôn; tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao về công tác tại cấp xã.

Hai là: Hỗ trợ, khuyến khích các chƣơng trình đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý kinh tế, tiếp cận thị trƣờng, cập nhật các chế độ chính sách pháp luật… cho đội ngũ cán bộ trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại.

102

Khuyến khích, tạo thuận lợi để doanh nghiệp và các tổ chức đào tạo thực hiện hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động doanh nghiệp.

Ba là: Tiếp tục đổi mới phƣơng thức đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ; đào tạo gắn với thực tế sản xuất, đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất của từng vùng, lĩnh vực và sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của tỉnh; mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, chuyển giao kỹ thuật và quy trình sản xuất mới cho các hộ nông dân.

Bốn là: Có chính sách đãi ngộ, thu hút lao động có trình độ chuyên môn vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng những chƣơng trình hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trƣờng đào tạo.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)