Giải pháp hạch toán kinh tế tổng thể

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 107)

- cụ thể

4.3.2. Giải pháp hạch toán kinh tế tổng thể

Môi trƣờng tự nhiên là hàng hóa dịch vụ công có tính ngoại ứng cao, tức là một loại hoạt động nằm ngoài quan hệ với cơ chế thị trƣờng. Nếu vậy môi trƣờng sẽ không có đời sống kinh tế và không chịu sự chi phối và áp lực từ cơ chế thị trƣờng. Điều này có nghĩa là môi trƣờng không có cơ sở kinh tế để phát triển bình thƣờng lại càng không có cơ sở kinh tế để tái sản xuất với những giá trị thích ứng. Bởi vậy, một là, cần thông qua thể chế để hàng hóa hóa các sản phẩm môi trƣờng, hai là cần biến lĩnh vực môi trƣờng thành lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh, ba là cần hình thành các doanh nghiệp môi trƣờng. Với ba nội dung này đã nội sinh hóa môi trƣờng vào hệ thống kinh tế, tức là kinh tế hóa, thị trƣờng hóa môi trƣờng. Tất nhiên một khi môi trƣờng đƣợc hàng hóa hóa, đƣợc kinh doanh thì môi trƣờng cũng đƣợc mua bán, trao đổi với quan hệ chi phí – lợi nhuận, môi trƣờng đƣợc tái sản xuất trong chu

98

trình kinh tế - thị trƣờng, nó sẽ đƣợc sản xuất và bảo vệ ngay trong quá trình tái sản xuất. Đây là một cơ sở, một đảm bảo vững chắc cho việc bảo vệ và tái sản xuất ra môi trƣờng. Điều này có nghĩa là việc bảo vệ môi trƣờng, duy trì và tái sản xuất với nhiều giá trị thích ứng là trách nhiệm kinh tế và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể kinh tế, các chủ thể tiêu dùng và hƣởng thụ các dịch vụ, các giá trị môi trƣờng. Nhƣ vậy bảo vệ môi trƣờng không còn là những hoạt động bên ngoài áp đặt vào xã hội, nhƣ vậy sẽ không còn những hành vi khắc phục hậu quả của môi trƣờng ô nhiễm. Cũng từ đây, môi trƣờng nằm trong hệ thống kinh tế, hình thành chi phí kinh tế hay quỹ bảo vệ và phát triển môi trƣờng thích ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại. Nền kinh tế xanh hay nông nghiệp xanh chính là nền kinh tế hay nông nghiệp hạch toán tổng thể, trong đó môi trƣờng là một nội dung hạch toán trong bảng cân đối của nền kinh tế. Hạch toán môi trƣờng trong hoạt động kinh tế đòi hỏi:

Một là: Cần chủ thể hóa môi trƣờng đó là cá nhân, hộ gia đình, các pháp nhân, nhà nƣớc… Điều này bao gồm quyền sử dụng đất rừng phải có những quy định cụ thể.

Hai là: Các dự án đầu tƣ sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp phải có một cam kết về bảo vệ môi trƣờng với các nội dung thích ứng, các pháp nhân trong kinh doanh phải chịu chi phí cho những tổn thất của môi trƣờng do họ gây ra, chi phí cho việc duy trì và tái sản xuất môi trƣờng. Nhà nƣớc cần có quỹ môi trƣờng, hình thành chi phí, thuế môi trƣờng.

Ba là: Có chế tài xử phạt thích đáng với hành vi làm suy kiệt tài nguyên và làm tổn hại môi trƣờng.

Bốn là: Nhà nƣớc cần có luật môi trƣờng, cảnh sát môi trƣờng và tòa án môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)