Bài học từ phát triển nông nghiệpbền vững ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 44)

Bắc Giang là một tỉnh miền núi với đại bộ phận dân cƣ sống ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nên trong những năm qua tỉnh luôn coi trọng và thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp tích cực để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhờ đó đã thu đƣợc những thành tựu tích cực. Bắc Giang chủ trƣơng phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung theo phƣơng châm “ 3 cây, 5 con”, đó là: cây lúa, cây lạc, cây ăn quả, rau, cây lâu năm và con cá, lợn, gia cầm. Song song với phƣơng châm đó là mô hình kinh tế trang trại đã thể hiện dƣợc sự phù hợp với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh, cho phép phát huy những thế mạnh của một tỉnh miền núi.Tỉnh chủ trƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học, đặc biệt tỉnh thực hiện đề án khắc phục ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề, nâng cao trách nhiệm của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng . Bên cạnh việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tỉnh còn chuyển đổi diện tích cây lúa một vụ sang trồng các loại cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn. Ngoài ra tỉnh cũng tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣ các công trình thủy lợi, giao thông, nƣớc sạch, chợ… để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Giang có nhiều chuyển biến tích cực, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trƣởng sản xuất nông nghiệp cao của cả nƣớc, bình quân trong 5 năm đạt 5,1%, năng suất, sản lƣợng và giá trị cây trồng liên tục tăng. Tuy nhiên cũng giống nhƣ một số địa phƣơng khác, trong quá trình phát triển nông nghiệp, Bắc Giang cũng tồn tại những hạn chế trong yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững nhƣ: sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất còn thấp, thị trƣờng đầu vào, đầu ra cho nông sản còn thụ động gây thiệt thòi cho nông

35

dân, thu nhập của nông dân chƣa cao, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do phát thải từ sản xuất vẫn tồn tại một cách phổ biến.

Để phát triển một nền nông nghiệp an toàn, hiệu quả và bền vững, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng đến một số giải pháp nhƣ: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu và nâng cao hiệu quả nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đổi mới chính sách phát triển môi trường nông thôn, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, đổi mới quan hệ sản xuất, phát huy mạnh mẽ các nguồn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng nông thôn mới.

Qua nghiên cứu quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang có thể rút ra những bài học cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở Điện Biên nhƣ sau:

Thứ nhất: Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung theo những sản phẩm đƣợc coi là thế mạnh của vùng.

Thứ hai: Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng phát huy nguồn lực của từng địa phƣơng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thứ ba: Chú trọng phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệptheo hƣớng bền vững.

Thứ tƣ: Thực hiện và đổi mới chính sách về môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng nông thôn nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trƣờng trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)