Bài học từ phát triển nông nghiệpbền vững ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 45)

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, là cầu nối về kinh tế, văn hóa – xã hội giữa các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc với diện tích tự nhiên là 3.532,5km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610ha, đất rừng là 195.000ha, diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản là 10.000ha.

Phú Thọ là một tỉnh miền núi nhƣng địa hình vừa có tính chất đồng bằng, vừa có tính chất miền núi (miền hữu ngạn và tả ngạn sông Hồng). Do đặc điểm đó nên tỉnh có nhiều điền kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, bền

36

vững với những sản phẩm đa dạng, phong phú, phát huy đƣợc thế mạnh của địa phƣơng về các sản phẩm nông nghiệp.

Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã nêu rõ: “ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; sớm đƣa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp”. Để thực hiện chủ trƣơng đó, tỉnh đã đề cao phƣơng châm trong sản xuất nông nghiệp là dựa vào thế mạnh của mình, có lộ trình và quy mô thích hợp, đảm bảo hài hòa các lợi ích của chủ thể trong quá trình phát triển và phải phù hợp với định hƣớng phát triển chung của cả nƣớc.

Thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Phú Thọ trong những năm qua đã thu đƣợc nhiều kết quả nhƣ: Quy mô, tốc độ tăng trƣởng khá cao và ổn định, tính từ năm 2005 đến năm 2012 tốc độ tăng trƣởng bình quân khoảng 5,3%; tỉnh đa phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nhƣ sản xuất lúa ở Lâm Thao, chè ở Thanh Sơn, Yên Lập, cây ăn quả ở Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Sơn…; Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Phú Thọ đã nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong nông nghiệp cũng nhƣ nâng cao thu nhập của ngƣời dân; Tỉnh đã bƣớc đầu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp theo hƣớng công nghệ sinh học, thân thiện với môi trƣờng, hạn chế việc sử dụng phân hóa học nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ ngày càng hƣớng vào thâm canh vì vậy sản xuất chủ yếu chú trọng tới năng suất, sản lƣợng, chƣa thể hiện đƣợc tính bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Mặc dù đặc biệt ƣu tiên tới mục tiêu kinh tế trong sản xuất, song sản xuất nông nghiệp vẫn chƣa thực sự ổn định, chƣa xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất truyền thống là chính, chƣa tạo đƣợc sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó là do tỉnh chƣa có chính sách đảm bảo lợi ích của ngƣời sản xuất

37

và những rủi ro trong nông nghiệp, sản xuất còn thụ động dựa vào tự nhiên, thiếu các quy định về bảo vệ môi trƣờng, thiếu cán bộ kỹ thuật nông nghiệp giỏi…

Qua nghiên cứu tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ, có thấy để phát triển một nền nông nghiệp theo hƣớng bền vững cần có những giải pháp nhƣ: Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp bền vững, hoàn thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, phát triển thị trƣờng nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản, phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp. Đây cũng là những giải pháp nói chung mà các địa phƣơng nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng trong tiến trình hƣớng tới một nền nông nghiệp bền vững phải đặc biệt chú trọng.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)