Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệptheo hƣớng kinh tế thị trƣờng

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 70)

- cụ thể

3.2.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệptheo hƣớng kinh tế thị trƣờng

Cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ, cụ thể: Trồng trọt giảm từ 78,97% năm 2000 xuống còn 74,43 % năm 2007, tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 20,63% lên 23,35% năm 2007, dịch vụ nông nghiệp tăng từ 0,4% lên 2,21% năm 2007, trồng trọt giảm từ 72,57% năm 2011 xuống 71,68% năm 2013, chăn nuôi tăng từ 26,59% lên 27,6%. Nhìn chung tốc độ chuyển dịch vẫn còn chậm và trong trồng trọt thì cây lúa, ngô vẫn là cây trồng chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao.

Cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với từng vùng; giảm các giống địa phƣơng, tăng giống ngắn ngày, các giống mới có năng suất, chất lƣợng cao, phù hợp với thị trƣờng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đƣợc thực hiện một cách vững chắc đã chuyển dịch từ độc canh cây lúa sang trồng rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày theo hƣớng bền vững sản xuất hàng hóa, xuất khẩu. Cơ cấu sản xuất nội ngành từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng phát triển các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực. Giá trị sản xuất lúa chất lƣợng cao tại cánh đồng Mƣờng Thanh tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển về chất lƣợng; hình thành một số vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung nhƣ chè Shan tuyết, cà phê, cao su; trồng rừng sản xuất, gắn với phát triển công nghiệp chế biến từng bƣớc đƣợc đẩy mạnh.

Chăn nuôi đã từng bƣớc đã đƣợc kiểm soát về dịch bệnh, hình thức nuôi đang từng bƣớc chuyển từ nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển gia trại, trang trại quy mô vừa. Trong lâm nghiệp việc quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực. Một số xã, bản đã xây dựng đƣợc quy ƣớc, hƣơng ƣớc bảo vệ rừng. diện tích rừng hiện có đƣợc bảo vệ khá tốt, đã hạn chế đƣợc tình trạng đốt, phá rừng làm nƣơng rẫy, nhận thức của ngƣời dân đối với việc bảo vệ và phát triển rừng đƣợc nâng lên cao. Kết quả của việc khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ rừng, trồng rừng mới đã góp phần quan trọng tăng tỷ lệ che phủ của rừng; bảo tồn các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2013 đạt 41,19% (khoảng 393.896 ha

61

rừng). Bƣớc đầu hình thành một số vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung, phục vụ các nhà máy chế biến, xuất khẩu tại huyện Điện Biên, Huyện Tuần Giáo.

Phong trào nuôi trồng thủy sản của tỉnh có chiều hƣớng đi sâu về chất lƣợng, theo hƣớng thâm canh, an toàn sinh học, nuôi cá lồng tại các hồ thủy điện, thủy lợi. Nhiều loại mô hình nuôi đƣợc áp dụng nhƣ: Nuôi cá ao nƣớc tĩnh hệ VAC; nuôi bán thâm canh, thâm canh các loài thủy sản có năng suất, chất lƣợng cao nhƣ cá rô phi, tôm càng xanh, ếch..., mô hình nuôi cá cộng đồng tại huyện Điện Biên Đông, huyện Điện Biên.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, tỉnh Điện Biên đã có những chuyển dịch tích cực theo hƣớng nâng cao hiệu kinh tế nông nghiệp, phát triển những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhằm phát huy lợi thế của địa phƣơng. Tỉnh đã chủ trƣơng quy hoạch những vùng chuyên canh trồng cây cao su, cây cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp ngƣời dân thoát nghèo và ổn định thu nhập, nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Đặc biệt cho đến năm 2011 tỉnh Điện Biên bắt đầu phát hiện và có kế hoạch cho việc phát triển một loại cây trồng mới đó là cây Macca. Macca là một trong những mặt hàng nông sản đắt giá nhất thế giới, sản lƣợng hiện chỉ đáp ứng ¼ nhu cầu thị trƣờng. Tại Việt Nam, năm 2011, cây macca đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến khích phát triển đại trà, quy mô công nghiệp, chọn làm loại cây đa mục đích. Nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn của cây macca, Công ty Cổ phần Macadamia tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án trồng rừng kinh tế kết hợp trồng cây macca tại địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên với tổng vốn đầu tƣ gần 300 tỷ đồng. Chiến lƣợc phát triển của dự án là tạo vùng cung cấp nguyên liệu gỗ và lâm sản phục vụ chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, phù hợp với định hƣớng phát triển ngành lâm nghiệp của cả nƣớc cũng nhƣ định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Mục tiêu của án là trồng 3.400 ha rừng trồng bao gồm: 1.000 ha cây macca, 1.000 ha cây trầu ta và 1.400 ha cây sa mộc trên diện tích quy hoạch 4.009.5 ha. Góp phần tăng độ che phủ rừng trên địa bàn 4 xã trong vùng dự án từ 28% lên trên 40% vào năm 2020. Thúc đẩy phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân tham gia dự án, góp

62

phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Điện Biên. Tổng doanh thu trong chu kỳ kinh doanh 20 năm của dự án là 2.595 tỷ đồng. Dự án đƣợc thực hiện trong 50 năm.

Ngoài ra, tỉnh vẫn chủ trọng phát triển quy mô và chất lƣợng những sản phẩm đƣợc coi là thế mạnh vốn có của mình nhƣ lúa gạo ở cánh đồng Mƣờng Thanh, chăn nuôi đại gia súc, phát triển mô hình vƣờn – ao – chuồng – rừng hƣớng tới khả năng tự làm sạch của sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt tỉnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong những năm qua, kinh tế tập thể có bƣớc phát triển cả về loại hình hợp tác xã và tổ hợp tác. Các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) tiếp tục đƣợc thành lập mới với phƣơng thức hoạt động đa dạng, phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phƣơng, trong đó phát triển mạnh các HTX, THT trong nông nghiệp. Năm 2013 toàn tỉnh có 147 HTX thu hút khoảng 22.645 xã viên; 285 THTthu hút gần 3.000 tổ viên tham gia. Lĩnh vực nông nghiệp có 76 HTX (chiếm 51,7%).

Theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Đến nay tỉnh Điện Biên có 20 trang trại quy mô vừa (trong đó trang trại phân theo các loại hình nhƣ sau: 14 trồng trọt, 1 chăn nuôi, 1 thủy sản, 4 tổng hợp), 100% đã đƣợc cấp giấy chứng nhận trang trại, tăng 2 trang trại so với cuối năm 2013, tăng 20 trang trại so với năm 2011. Tổng lao động thƣờng xuyên tại các trang trại là 114 lao động, bình quân mỗi trang trại sử dụng khoảng 6 lao động thƣờng xuyên/trang trại; tạo việc làm cho 75 lao động ngoài gia đình. Tổng doanh thu năm 2013 của các trang trại là 21.876 triệu đồng, doanh thu bình quân/trang trại là 1.094 triệu đồng, doanh thu cao nhất đạt mức 3.306 triệu đồng, thấp nhất là 500.000 triệu đồng.

Hoạt động của các HTX, THT trên địa bàn nông thôn đã và đang từng bƣớc có hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn (thu nhập của bình quân ngƣời lao động trong HTX đạt 1,3-1,5 triệu đồng/ngƣời/tháng; THT là 1,3 triệu đồng/ngƣời/tháng).

63

3.2.1. 3. Thị trƣờng nông sản

Hiện nay tỉnh cơ bản có 02 hình thức tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, gồm: Sản phẩm sản xuất quy mô nhỏ lẻ, nông hộ, đƣợc tiêu thụ chủ yếu thông qua thƣơng lái; sản phẩm sản xuất quy mô lớn hơn đƣợc tiêu thụ thông qua doanh nghiệp thu mua. Tiêu thụ thông qua doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm, nhƣ: Lúa hàng hóa, chè Shan tuyết, cà phê, tre, gỗ rừng nguyên liệu; trong đó nhóm sản phẩm đang có thị trƣờng khá tốt và ổn định gồm có chè (Công ty Cổ phần giống nông nghiệp, Công ty chè Phan Nhất liên kết mua hết chè búp tƣơi cho nông dân); cà phê (Công ty cổ phần Đại Bách, Công ty cổ phần cà phê Việt Tiến Sơn La, rừng nguyên liệu (chủ yếu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tre, gỗ ghép thanh), và nhóm sản phẩm thị trƣờng chƣa ổn định nhƣ lúa thƣờng. Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu thông qua thƣơng lái nhƣ: Lúa thƣờng, rau củ quả, sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.

Mặc dù là một tỉnh miền núi nhƣng Điện Biên cũng là một thị trƣờng khá năng động.Năm 2014, Điện Biên có chỉ số năng lực cạnh tranh tăng tăng 17 bậc so với năm 2006, từ 60/63 năm 2006 lên xếp hạng 43/63 tỉnh thành . Nếu tính trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ , PCI 2014 của Điện Biên xếp hạng 3/14 tỉnh thành, tăng 10 bậc so với năm 2006 (13/14 tỉnh).

Biểu đồ 3.5: Các chỉ tiêu trong thành phần CPI của Điện Biên, vùng Tây Bắc và trung bình vùng Trung du miền núi

64

Năm 2014, trong số 9 chỉ tiêu thành phần của CPI, Điện Biên có 6 chỉ số thành phần cao hơn trung bình vùng trung du miền núi bắc bộ, và có 5 chỉ tiêu thành phần cao hơn vùng Tây Bắc trong đó có chỉ số về gia nhập thị trƣờng và tính năng động của nền kinh tế. Điều đó chứng tỏ thị trƣờng sản xuất và tiêu thụ của Điện Biên có nhiều thuận lợi so với các tỉnh vùng trung du miền núi và vùng Tây Bắc. Ngoài việc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa, nông sản với các tỉnh thành trong cả nƣớc, Điện Biên còn xúc tiến mạnh chƣơng trình mở rộng, trao đổi, hợp tác với các nƣớc láng giềng nhƣ Lào, Trung Quốc. Trong những năm qua, hoạt động thƣơng mại, du lịch, xuất nhập khẩu và buôn bán qua biên giới giữa Điện Biên với các tỉnh bắc Lào đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và trao đổi thƣơng mại từ năm 2008-2012 đạt 71,59 triệu USD, trong đó xuất khẩu và trao đổi thƣơng mại qua biên giới đạt 43,7 triệu USD, nhập khẩu: 27,8 triệu USD.

Đặc biệt, trong năm 2012, Sở Công Thƣơng Điện Biên đã tổ chức tọa đàm “Tăng cƣờng hoạt động XTTM, du lịch giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh bắc Lào”. Công tác phát triển quan hệ hợp tác, nhất là các công ty, doanh nghiệp của hai bên đƣợc tăng cƣờng, việc quảng bá giới thiệu sản phẩm, đƣa sản phẩm hàng hóa thâm nhập thị trƣờng của hai nƣớc đƣợc đẩy mạnh. Ngoài ra, Điện Biên và các tỉnh bắc Lào đang tích cực hợp tác phát triển mạng lƣới chợ biên giới; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là đƣờng giao thông, nâng cấp một số cửa khẩu quan trọng để việc thông thƣơng hàng hóa đƣợc thuận lợi.

Để thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, tỉnh Điện Biên bắt đầu quan tâm tới việc xây dựng thƣơng hiệu cho các sản phẩm nhƣ gạo, cà phê… Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3340 /QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00043 cho sản phẩm gạo Điện Biên nổi tiếng. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này. Đây là một trong những kết quả hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Sở hữu trí tuệ thông qua Chƣơng trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Đặc biệt, tỉnh cũng chú trọng tới vai trò của hiệp hội trong sản xuất nông nghiệp. Việc Hiệp Hội

65

gạo Điện Biên đƣợc thành lập là tất yếu một khi chỉ dẫn địa lý gạo “Điện Biên” đƣợc bảo hộ, đóng vai trò quan trọng nhƣ chủ thể xây dựng đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Thông qua việc thực hiện tất cả các hoạt động từ sản xuất chế biến đến tiêu thụ nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất tốt nhất cho nông dân, giúp nông dân nâng cao thu nhập và sản xuất ổn định. Hiệp Hội giám sát các quy trình kỹ thuật để tạo nên sản phẩm chất lƣợng góp phần tăng uy tín sản phẩm, Hiệp Hội qua đó tăng uy tín thƣơng hiệu

Thông qua những hoạt động xúc tiến thƣơng mại, hợp tác sản xuất với Lào, Trung Quốc và tăng cƣờng học hỏi trao đổi với các tỉnh khác trong cả nƣớc tạo cho Điện Biên một thị trƣờng sản xuất và tiêu thụ khá năng động và thuận lợi.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)