Nhóm giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 112)

- cụ thể

4.3.4. Nhóm giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nội dung của phát triển kinh tế, vì vậy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế đồng thời liên quan đến sự phát triển bền vững.

Điện Biên thuộc vùng Tây Bắc, nơi còn lƣu giữ các hình thức sản xuất lạc hậu nhƣ du canh, du cƣ, phát nƣơng làm rẫy. Đây là hình thức kinh tế lạc hậu, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, không phát huy đƣợc lợi thế về tài nguyên, về địa lý của Điện Biên, đồng thời chứa đựng những tác hại lớn đến việc sử dụng tài nguyên đất, nƣớc, rừng, gây suy kiệt và tàn phá môi trƣờng. Bởi vậy, để phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở Điện Biên tất yếu phải chuyển các hình thức canh tác lạc hậu sang kinh tế hàng hóa dựa trên thâm canh, sử dụng hợp lý tài nguyên để tăng năng suất và hiệu quả. Thích ứng với quá trình này là thúc đẩy các hộ sản xuất hàng hóa, hộ kinh doanh đặc biệt là các nông trại. Đây là các hình thức kinh tế có khả năng cao trong việc kết hợp phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng. Một trong những lợi thế của Điện Biên là rừng. Nhƣng rừng của Điện Biên cũng nhƣ của cả vùng Tây bắc đã bị suy giảm mạnh trong thời kỳ phát triển trƣớc đây. Đây có thể xem là điểm nhức nhối trong phát triển nông nghiệp. Bởi vậy, giải

103

pháp lớn để phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở Điện Biên là phát triển ngành rừng, nghề rừng. Phát triển lâm nghiệp, một mặt phát huy lợi thế của Điện Biên, đồng thời củng cố và gia tăng yếu tố nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững ở Điện Biên cũng nhƣ cả vùng Tây Bắc. Phát triển nghề rừng đòi hỏi:

Một là: Thực hiện giao đất, giao rừng lâu dài cho hộ nông dân.

Hai là: Cho phép hộ nông dân có quyền đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh nghề rừng và làm giàu bằng nghề rừng.

Ba là: Có quy chế và chính sách rõ ràng với các hộ và có sự hỗ trợ ở giai đoạn đầu để hộ nông dân tạo lập nghề rừng.

Có thể nói, di chuyển cơ cấu kinh tế thích hợp đặt trên lợi thế riêng có của Điện Biên là một nội dung quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững, để tạo nên sự hài hòa giữa các giá trị kinh tế và giá trị môi trƣờng trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)