Trong khoảng 50 năm trở lại đây, song song với quá trình phát triển, sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng năng suất, sản lƣợng với việc thu hẹp diện tích đất sản xuất, độ màu mỡ tự nhiên giảm dần, hiệu quả đầu tƣ sản xuất bị giảm sút, sự biến đổi tính chất của môi trƣờng, sự biến động trong hệ sinh thái do việc khai thác không đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái… Từ thực tế đó buộc loài ngƣời phải thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp, đó chính là tiến hành sản xuất nông nghiệp bền vững.
Mục tiêu trƣớc mắt của con ngƣời trong sản xuất nông nghiệp là hƣớng tới sự an toàn cho ngƣời sử dụng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với sản xuất là "nông nghiệp an toàn". Đối với nông nghiệp an toàn thì "trong quá trình sản xuất đƣợc phép sử dụng phân bón hóa học, thuốc hóa học bảo vệ thực vật ở một mức độ nhất định để đảm bảo năng suất cây trồng mà không để lại dƣ lƣợng trong nông sản vƣợt mức cho phép" [7, tr14]. Nhƣ vậy, "nông nghiệp an toàn" chƣa giải quyết toàn diện
19
đƣợc những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và các mối quan hệ liên quan tới nông nghiệp.
Đứng trƣớc vấn đề đó, các nhà khoa học đã đƣa ra nhiều hƣớng phát triển khác nhau cho nông nghiệp nhƣ "nông nghiệp sinh thái" - hƣớng sự phát triển của nông nghiệp song song với với sự cân bằng của hệ sinh thái; "nông nghiệp sinh học" - hƣớng tới sự đổi mới trong sử dụng giống cây trồng, phân bón bằng các biện pháp sinh học; " nông nghiệp hữu cơ" - hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng các chất vô cơ trong sản xuất nông nghiêp; "nông nghiệp tự nhiên" - hƣớng tới sự phát triển tự nhiên của sản xuất, giảm sự tác động của con ngƣời lên tự nhiên.
Những mô hình sản xuất nông nghiệp nêu trên đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu và đề xuất trong những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau nhằm khắc phục những hạn chế, tìm ra phƣơng cách phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững. Tuy nhiên, tất cả những hƣớng đi đó chƣa giải quyết đƣợc vấn đề một cách triệt để. Hơn nữa, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), nông nghiệp cũng cần có những chuyển biến để đảm bảo sự phát triển bền vững - đó là " sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ mai sau".
Để đảm bảo đƣợc yêu cầu đó, mọi sự phát triển phải đảm bảo phát triển hài hòa của ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trƣờng, vì vậy hƣớng đi cho nông nghiệp là phát triển nông nghiệp bền vững.
Thuật ngữ "nông nghiệp bền vững" đƣợc thế giới đề cập đến từ những năm 1990, trong tác phẩm "Nông nghiệp bền vững" (1992) Young và Bartbon đã tổng kết có 24 định nghĩa, trong đó định nghĩa của Tổ chức Sinh thái và Môi trƣờng thế giới có tính khái quát cao: "Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thỏa mãn được yêu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với thế hệ mai sau"[10, tr290]. Theo định nghĩa này, quan niệm về nông nghiệp bền vững đƣợc xây dựng dựa trên khái niệm về phát triển bền vững, tức là đảm bảo tính bền vững trong việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tƣơng lai.
20
Hội nghị của các Bộ trƣởng môi trƣờng các nƣớc Châu Âu, tổ chức ở Helsinki vào tháng 8 năm 1993, Kckert và Breitchuh (1994) đã đƣa ra một định nghĩa khá toàn diện về nông nghiệp bền vững nhƣ sau: "Nông nghiệp bền vững là sự quản lý và sử dụng hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh và hoạt động của nó, để có thể hoàn thành các chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái ở hiện tại và trong tương lai trên phạm vi địa phương, quốc gia và toàn cầu, mà không tổn hại đến các hệ sinh thái khác" [10, tr210]. Nhƣ vậy, cách tiếp cận trong quan niệm này toàn diện hơn, bao gồm cả khía cạnh sinh thái, kinh tế và xã hội.
Điểm chung trong các quan niệm này là nông nghiệp bền vững phải đảm bảo đƣợc yêu cầu sự thỏa mãn của thế hệ hôm nay và mai sau, đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội.
Thuật ngữ "nông nghiệp bền vững" ở nƣớc ta đƣợc chuyển từ thuật ngữ tiếng anh khác nhau: Permaculture và Sustainable agriculture, theo định nghĩa của Bill Mollison ( Sách Đại cƣơng về nông nghiệp bền vững - NXB Nông nghiệp 1994), nông nghiệp bền vững là: "một hệ thống, nhờ đó con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn lương thực và tài nguyên phong phú trong thiên nhiên mà không hủy diệt sự sống trên trái đất" [7, tr16].. Quan niệm này chủ yếu hƣớng về mục tiêu kinh tế, có đề cập đến mục tiêu bảo vệ trái đất nhƣng còn chung chung, chƣa rõ ràng trong xác định mục tiêu môi trƣờng của phát triển nông nghiệp bền vững.
Theo định nghĩa của từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững
(NXB Khoa học và Kỹ thuật - Hà Nội, 2002) là: "Phương pháp trồng trọt và chăn nuôi dựa vào việc bón phân hữu cơ, bảo vệ đất màu, bảo vệ nước, hạn chế sâu bệnh bằng biện pháp sinh học và sử dụng ở mức ít nhất năng lượng hóa thạch không hồi phục" [7, tr16]. Thực chất quan điểm này chỉ đề cập đến một khía cạnh của nông nghiệp bền vững, có thể quan niệm trên là nông nghiệp nông nghiệp hữu cơ hay nông nghiệp sinh học.
Theo Đại từ điển: "Nông nghiệp bền vững là nông nghiệp sinh thái học, được các quy luật sinh thái học chi phối, và phải tuân theo một cách tự giác các quy luật
21
ấy; theo quy luật sinh thái học cơ bản: "Muốn chinh phục thiên nhiên, tốt nhất là phải theo nó và biết vâng lời nó". Nông nghiệp bền vững phải phát triển ổn định và hài hòa trên các mặt: tự nhiên, kinh tế và xã hội. Nông nghiệp bền vững bảo đảm sự phát triển ổn định của đất, cây trồng, vật nuôi. Đồng thời đảm bảo cho sự phát triển đời sống con người ở mọi tầng lớp trong xã hội và đời sống tinh thần và vật chất ngày càng được nâng cao". Đây là một quan niệm khá toàn diện về nông nghiệp bền vững về các mặt kinh tế, tự nhiên và xã hội. Quan niệm này nêu đƣợc triết lý của chinh phục tự nhiên là tuân theo những quy luật của nó, triết lý của nông nghiệp bền vững là hợp tác với thiên nhiên, tuân theo những quy luật của thiên nhiên và không chống lại nó. Theo đó, nông nghiệp bền vững là nông nghiệp phát triển theo quy luật tự nhiên, chủ trƣơng bảo vệ môi trƣờng, kiến tạo một môi trƣờng trong lành không ô nhiễm và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa các quan niệm trên về phát triển nông nghiệp bền vững, xuất phát từ góc độ tiếp cận của một địa phƣơng cũng nhƣ phần phạm vi nghiên cứu đã nêu, đề tài chỉ nghiên cứu hƣớng phát triển bền vững của nông nghiệp ở nội dung hài hòa giữa phát triển nông nghiệp, xã hội và môi trƣờng, tức là hài hòa với việc khai thác tài nguyên và tăng giá trị của môi trƣờng sống của con ngƣời và xã hội. Luận văn quan niệm:
Thứ nhất: Nông nghiệp có đối tƣợng là cây trồng, vật nuôi do vậy việc sản xuất nông nghiệp có liên quan mật thiết đến việc sử dụng, khai thác TNTN nhƣ đất, nƣớc, hệ sinh thái và hơn nữa sản xuất nông nghiệp tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa các yếu tố tạo thành môi trƣờng sống. Vì vậy, SXNN là một ngành có liên quan mật thiết với thiên nhiên, tài nguyên và môi trƣờng sống.
Nông nghiệp truyền thống về cơ bản là nằm trong chu trình sinh thái – chu trình tự tái sản xuất và khôi phục lại các giá trị của môi trƣờng. Mặt khác, dân số còn ít lại phân bố rộng khắp, tƣơng quan giữa con ngƣời với đất, nƣớc, rừng, hệ sinh thái là tƣơng đối cân bằng. Tiêu dùng của con ngƣời còn thấp và nằm trong sự hài hòa với tài nguyên. Bởi vậy tài nguyên và môi trƣờng chƣa trở thành khan hiếm, còn có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu của con ngƣời, của xã hội và của sản xuất,
22
nhìn chung tài nguyên thiên nhiên chƣa bị suy kiệt, môi trƣờng chƣa bị tổn thƣơng. Nhƣng khi phát triển, nông nghiệp đƣợc thị trƣờng hóa, công nghiệp hóa và nông thôn đƣợc đô thị hóa thì vấn đề hoàn toàn khác. Thực ra SXNN cả trồng trọt và chăn nuôi đều có lƣợng phát thải với lƣợng các bon lớn nhƣ xác cây trồng, phân bón trong trồng trọt, phân súc vật và xác động vật là những nguồn thải CO2. Đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng, góp phần làm suy kiệt tài nguyên, phá vỡ các yếu tố tạo thành môi trƣờng tự nhiên và các quyển hợp thành môi trƣờng sống. Nói khác đi sự phát triển của nông nghiệp có liên quan đến sự bền vững của sự phát triển nói chung và của bản thân ngành nông nghiệp nói riêng.
Thứ hai: Sự phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển của nông nghiệp trong khi tăng giá trị kinh tế thì đồng thời gia tăng giá trị môi trƣờng, duy trì đƣợc các cơ sở của sản xuất nông nghiệp đó là đất, nƣớc, rừng, hệ sinh thái, đa dạng sinh học đồng thời bảo vệ môi trƣờng với những giá trị: xanh, sạch, đẹp.
Thứ ba: Sự bền vững là một giá trị trong quá trình phát triển của nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp bền vững ở một địa phƣơng trƣớc hết là tạo ra nền tảng kinh tế sinh tồn, là xây dựng đƣợc mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao về kinh tế, năng suất lao động cao với kỹ thuật tiên tiến, phát huy đƣợc lợi thế của địa phƣơng, đem lại thu nhập và ổn định cuộc sống vật chất và tinh thần cho nông dân.
Thứ tư: Phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững là xây dựng một nền nông nghiệp có khả năng thỏa mãn nhu cầu con ngƣời của thế hệ hiện tại mà không ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất và ô nhiễm môi trƣờng sống, tiết kiệm và tái sinh năng lƣợng, hợp tác và bảo vệ thiên nhiên.
Thứ năm: Phát triển nông nghiệp bền vững là quan tâm đến tính công bằng xã hội và bản sắc văn hóa dân tộc của địa phƣơng. Nông nghiệp chỉ thực sự bền vững khi khía cạnh xã hội và văn hóa của những ngƣời sử dụng và hƣởng thụ thành quả của nền nông nghiệp ấy đƣợc tập trung một cách đầy đủ và các quyết định đều do họ thực hiện. Muốn vậy, nông nghiệp bền vững phải đảm bảo cho ngƣời nông dân có đầy đủ công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng đƣợc nâng cao.
23
Nhƣ vậy, ở phạm vi địa phƣơng cũng nhƣ phạm vi quốc gia, phát triển nông nghiệp bền vững phải đảm bảo sự phát triển cân bằng, ổn định giữa các mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trƣờng và thể chế kinh tế.