Bài học từ phát triển nông nghiệpbền vững ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 42)

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sồng Hồng, nằm trong vùng chịu ảnh hƣởng trực tiếp của vùng tăng trƣởng kinh tế hải Phòng – Hà Nội – Quảng Ninh. Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ do đƣợc bồi tụ bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình với diện tích tự nhiên 156.650 ha với số dân nông thôn chiếm 94,2%, nguồn lao động trong khu vực nông – lâm nghiệp chiếm 74,3%. Từ những đặc điểm trên, Tỉnh Thái Bình rất chú trọng việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp trong tình hình mới.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 18 – nhiệm kỳ 2010 – 2015 nêu rõ: “ Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững và xây dựng nông thôn mới. Đƣa năng suất lúa bình quân đạt 130 tạ trở lên/ 1 ha/ năm, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 8,5%, giá trị sản xuất thủy sản tăng 9% trở lên/ năm; đến năm 2015 diện tích lúa chất lƣợng cao đạt 40% trở lên; diện tích vụ đông bằng 50% diện tích canh tác, chăn nuôi chiếm tỉ trọng 46% giá trị sản xuất nông nghiệp”. Thực hiện chủ trƣơng , chính sách của Đảng, trong những năm qua, nông nghiệp tỉnh Thái Bình đã thu đƣợc nhiều thành tựu về kinh tế và xã hội. Qua nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hƣớng bền vững tỉnh Thái Bình, có thể rút ra những bài học cho phát triển nông nghiệp ở tỉnh Điện Biên nhƣ sau:

Thứ nhất: Đảng bộ, địa phƣơng và ngƣời dân phải đồng lòng phối hợp trong việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Thứ hai: Trong quá trình phát triển phải đặc biệt chú trọng mục tiêu kinh tế, phát triển kinh tế nông nghiệp ổn định và có hiệu quả, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ.

33

Thứ ba: Giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nhƣ xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế đối với ngƣời nghèo, xóa nhà vách đất tranh tre… các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội có sự phát triển.

Thứ tƣ: Từng bƣớc xây dựng một nền nông nghiệp theo hƣớng phát triển sạch, môi trƣờng tự nhiên đƣợc bảo vệ với các chƣơng trình nhƣ xử lý chất thải chăn nuôi bằng biogas, nâng cấp rừng phòng hộ, vƣờn thực vật và chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Song song với những bài học về thành công đó, phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Thái Bình còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ: Ruộng đất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, khó ứng dụng khoa học vào sản xuất dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp chƣa cao; năng lực cạnh tranh của nông sản còn thấp; sản xuất còn manh tính manh mún, nhỏ lẻ; gây hậu quả về ô nhiễm môi trƣờng; vấn đề công băng trong phát triển nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập nhƣ xóa đói giảm nghèo chƣa bền vững, tỉ lệ tái nghèo và phát sinh nghèo vẫn ở mức cao. Tuy đƣợc đánh giá là một địa phƣơng đi đầu trong vấn đề phát triển nông nghiệp nhƣng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó đặc biệt là mâu thuẫn trong yêu cầu về phát triển một nền nông nghiệp bền vững nhƣ: mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trƣởng kinh tế nông nghiệp với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái, mâu thuẫn giữa yêu cầu ứng dụng khoa học công nghệ theo hƣớng bền vững với năng lực, trình độ lao động và vốn đầu tƣ thấp. Đây cũng là mâu thuẫn chung của sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung trên con đƣờng hƣớng tới một nền nông nghiệp bền vững. Để khắc phục những hạn chế trong sản xuất nông nghiệp và hƣớng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, tỉnh Thái Bình đã có những giải pháp cơ bản nhƣ: Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn nhƣ công trình thủy lợi, hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, mạng lƣới điện và thông tin liên lạc; Thực hiện các chính sách nhƣ chính sách khuyến khích đầu tƣ, chính sách phát triển các vùng chuyên canh, chính sách phát triển thị trƣờng; Các giải pháp về phát huy các nguồn lực cơ bản cho phát triển nông nghiệp bền vững và

34

các giải pháp về nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc đối với sản xuất nông nghiệp.Cũng có thể xem đây là một bài học để tỉnh Điện Biên rút kinh nghiệm trong việc giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)