Bài học kinh nghiệm phát triển nông nghiệptheo hƣớng bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 47)

với tỉnh Điện Biên

Là một tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, tỉnh Điện Biên cần có những nhận thức kịp thời về phát triển một nền nông nghiệp theo hƣớng bền vững. Qua nghiên cứu các mô hình phát triển nông nghiệp bền vững ở một số địa phƣơng trong nƣớc và một số mô hình phát triển nông nghiệp trên thế giới, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Điện Biên nhƣ sau:

Thứ nhất: Nhận thức về con đường phát triển nông nghiệp bền vững không phải là do ý muốn chủ quan của con người mà là một tất yếu của sự phát triển khách quan.Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn mang tính chất cục bộ địa phƣơng, những tác động của con ngƣời còn nhỏ bé, kém hiệu quả. Bƣớc vào thời đại công nghiệp hóa, sản xuất nông nghiệp ngày càng đƣợc mở rộng về quy mô và mang tính chất mở rộng giữa các địa phƣơng. Tuy nhiên chính việc mở rộng sản xuất đã làm cho tác động của con ngƣời lên thiên nhiên ngày càng mạnh mẽ, phản ứng của thiên nhiên mạnh mẽ và gay gắt, tính chất bếp bênh của sản xuất trở nên thƣờng xuyên hơn. Để giải quyết những khó khăn này, tỉnh Điện Biên phải tạo lập một nền sản xuất bền vững trong nông nghiệp. Đây là một vấn đề mới

38

và khó khăn, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phải thực hiện nó với tƣ duy mới, cách tiếp cận mới và phƣơng pháp mới.

Thứ hai: Tập trung nguồn lực để phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung. Điện Biên có lợi thế về tiềm năng đất đai, đặc biệt là diện tích đất chƣa sử dụng còn rất lớn (trên 50.000ha). Đây chính là tiềm năng, lợi thế lớn của tỉnh đầu tƣ phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc… Ngoài ra, cánh đồng Điện Biên màu mỡ, rộng lớn đƣợc coi là vựa lúa của vùng Tây Bắc, nếu đƣợc đầu tƣ thỏa đáng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản xuất lúa gạo chất lƣợng cao của cả nƣớc để xuất khẩu. Tại các vùng nhƣ Mƣờng Nhé, Sipaphin có rất nhiều thuận lợi để tập trung phát triển chăn nuôi các loại gia súc theo hƣớng kinh tế trang trại. Bài học phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang đã cho thấy mô hình này có thể phát huy đƣợc thế mạnh đối với những địa phƣơng thuộc vùng miền núi, cho phép phát huy những lợi thế của dân cƣ nông nghiệp tại địa phƣơng.

Thứ ba: Phát triển nông nghiệp bền vững thực sự cần đảm bảo 3 yếu tố cùng một lúc đó là hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo thu nhập của nông dân. Trong khi ngƣời nông dân cần gia tăng sản lƣợng thì cùng lúc đó họ cần biết cách sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và bảo tồn nguồn tài nguyên, do đó có thể bảo tồn đa dạng sinh thái. Hơn nữa cũng cần đảm bảo lợi ích cho ngƣời nông dân để họ có thể đóng góp cộng đồng và cho đất nƣớc. Do đó, giúp ngƣời nông dân gia tăng sản lƣợng, bảo tồn nguồn tài nguyên, cải thiện cuộc sống là đảm bảo phát triển bền vững.

Thứ tư: Để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cần giải quyết tốt các vấn đề xã hội nảy sinh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn

nhƣ xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội để tạo nên một sự phát triển đồng bộ.

Thứ năm: Tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

39

Trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã đƣợc xác lập, luận văn đã xây dựng đƣợc một hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu khoa học và cách tiếp cận vấn đề dƣới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học của kinh tế học, xã hội học.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 47)