Những khó khăn

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 57)

- cụ thể

3.1.3.2.Những khó khăn

Tỉnh nằm ở vị trí tƣơng đối biệt lập, địa hình phần lớn là núi cao dốc đứng rất khó phát triển một nền nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Dù có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên nhƣng khó tiếp cận những thị trƣờng lớn. Ngoài những hoạt động giao thƣơng qua biên giới, khoảng cách đến các điểm thị trƣờng địa phƣơng thƣờng khá xa cùng với đó là hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn.

48

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng cao, lạnh và khô về mùa đông, nóng và ẩm về mùa hạ. Lƣợng mƣa cao nhất là trong thời gian từ tháng Sáu đến tháng Tám. Mƣa lớn cũng thƣờng xuyên gây nên cảnh lũ quét, xói mòn và sạt lở đất. Gió Lào thổi từ phía Tây thƣờng làm cho thời tiết rất khô và nóng nên ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Sự xuất hiện của sƣơng muối và lốc xoáy làm cho việc canh tác nói chung, đặc biệt là trồng cây lâu năm có giá trị cao nhƣ cao su trở nên rủi ro hơn so với nhiều vùng khác.

Phần lớn ngƣời dân tộc đều canh tác trên ruộng bậc thang , nƣơng rẫy trên đất dốc. Ở vùng núi và vùng sâu , nhiều ngƣời vẫn canh tác theo kiểu du canh, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu, chậm áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đất đai canh tác ngày càng nghèo kiệt và trơ sỏi đá , thiếu nƣớc tƣới, hạ tầng cơ sở yếu kém hoặc là đang ở dạng phôi thai , mất an ninh lƣơng thực thƣờng xuyên xảy ra , và thu nhập của ngƣời dân rất thấp. Tỉnh có 21 dân tộc ít ngƣời, chiếm từ 75 đến 83% dân số, ngƣời Kinh chiếm đa số ở các đô thị và đồng bằng màu mỡ. Mỗi dân tộc có một hệ thống canh tác truyền thống riêng, ngôn ngữ riêng và phong tục riêng. Sự đa dạng này là một thách thức nhƣng đồng thời cũng là một cơ hội cho sự phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Thu ngân sách thấp làm cho Điện Biên vẫn phải phụ thuộc nă ̣ng nề vào ngân sách trung ƣơng, phần lớn vốn đầu tƣ đƣợc chuyển qua các Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia – tất cả dù ít dù nhiều thì cũng đi theo ngành dọc, tức là từ các Bộ chủ quản xuống đến các Sở tƣơng ứng ở Điện Biên. Vì vậy vốn đầu tƣ cho nông nghiệp còn thấp, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp còn thiếu thốn, điều này gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 57)