Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 100)

- cụ thể

4.2.1. Quan điểm phát triển nông nghiệp tỉnh Điện Biên

Tỉnh Điện Biên đã xây dựng nhiều chƣơng trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2030, trong đó có các nghị quyết quan trọng nhƣ: Nghị quyết thông qua đề án phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 số 273/nqHDND13;Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014 – 2020; Báo cáo Sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - số 114 – BC/TU ngày 12 tháng 8 năm 2013; Quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2020, quy hoạch đến 2030 - Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên năm 2013. Qua những báo cáo, quy hoạch đó thể hiện rõ quan điểm phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh đó là:

Thứ nhất: Nông nghiệp vẫn còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh xác định sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của tỉnh, là cơ sở thực hiện giảm nghèo nhanh, bền vững và thực hiện mục tiêu chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa quyết định trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bẻo vệ môi trƣờng sinh thái.

Thứ hai: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước, rừng và vị trí địa lý để phát huy lợi thế của tỉnh.

91

Trƣớc yêu cầu của một nền nông nghiệp phát triển và bền vững tỉnh phải hƣớng hoạt động sản xuất nông nghiệp theo cơ chế thị trƣờng và nâng cao giá trị kinh tế. Do vậy cần đa dạng hóa các loại sản phẩm, chú trọng sản phẩm có lợi thế theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo tính cạnh tranh, tập trung đầu tƣ các sản phẩm chính nhƣ: lúa gạo, chè, một số sản phẩm cây ăn quả và đặc biệt là các loại cây mang giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhƣỡng một số huyện của tỉnh nhƣ cây cà phê, cao su, cây macca và cây dó trầm.

Sản xuất nông nghiệp phải khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng lĩnh vực để phát triển sản xuất nông – lâm- ngƣ nghiệp phục vụ đắc lực cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, du lịch. Mở rộng ngành hàng, mặt hàng chủ lực; chú trọng đầu tƣ gia tăng mặt hàng có chất lƣợng cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

Để đảm bảo tính bền vững của sản xuất và an toàn của sản phẩm tỉnh phải tăng cƣờng áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, gắn với chế biến, bảo quản để nâng cao năng suất, tăng thêm giá trị gia tăng của từng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Phát triển thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa nông sản theo hƣớng mở cửa, gắn thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, chú trọng mở rộng thị trƣờng trao đổi với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc và các tỉnh Bắc Lào, khai thác hiệu quả các khu kinh tế cửa khẩu để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nông sản.

Thứ ba: Phân bổ thích đáng và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Trong quá trình phát triển nông nghiệp bền vững phải phát huy cao độ nội lực đi đôi với việc sử dụng hiệu quả nguồn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế, các nguồn tài trợ quốc tế để phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp nhanh, hiệu quả, bền vững theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

92

Tập trung ƣu tiên vốn đầu tƣ, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai để phát triển nông nghiệp, bổ sung tài nguyên rừng, giữ gìn nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho đồng bào các dân tộc; nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Tăng cƣờng sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "nâng cao dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực"; Đề án "đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định 1956 của Thủ tƣớng Chính phủ, nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở; trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ nông nghiệp ở cấp xã, thông qua tập huấn, đào tạo ngắn hạn và dài hạn; Ƣu tiên tuyển chọn cán bộ qua đào tạo và có kinh nghiệm về công tác tại xã, thôn, bản. Rà soát, đổi mới chính sách, hỗ trợ nâng cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác.

Thứ tư: Phát triển nông nghiệp bền vững phải đảm bảo lợi ích cho các chủ thể kinh tế, chú ý thích đáng đối với các dân tộc thiểu số, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Trong quá trình phát triển nông nghiệp luôn phải xác định nông dân là chủ thể của quá trình phát triển do đó mục tiêu nâng hàng đầu của sản xuất là đảm bảo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cƣ dân nông nghiệp, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa các vùng trong tỉnh, đặc biệt chú trọng tới vùng cao và vùng biên giới. Song song với đó là đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn theo hƣớng đồng bộ và từng bƣớc hiện đại, gắn với nâng cao dân trí, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố khối liên minh công – nông – trí thức và đảm bảo an ninh, chính trị ổn định và bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)