Nhóm giải pháp về phát triển thị trƣờng nông sản, nâng cao sức cạnh

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 113)

- cụ thể

4.3.5.Nhóm giải pháp về phát triển thị trƣờng nông sản, nâng cao sức cạnh

tranh trong sản xuất nông nghiệp.

Một là: Phát triển thị trƣờng nông sản

Trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngƣời ta càng thấy vai trò của việc phát triển thị trƣờng càng trở nên bức thiết. Nông dân có thể trồng hầu hết mọi nông sản nhƣng không thể tiêu thụ hết các sản phẩm vì không có thị trƣờng. Một nông dân cá thể chỉ có thể sản xuất theo kiểu tự cấp thì đƣợc, nhƣng muốn sản xuất hàng hoá thì phải kết hợp nhau lại để có thể sản xuất khối lƣợng lớn, chất lƣợng cao, cung cấp đúng thời điểm, và giá phải cạnh tranh. Do vậy tỉnh Điện Biên cần xác định mặt hàng đáp ứng với nhu cầu thị trƣờng và phù hợp với các điều kiện sản xuất trong tỉnh.

Để phát triển đƣợc thị trƣờng nông sản tỉnh cần nắm chắc các thông tin về thị trƣờng. Nông dân và các nhà sản xuất thƣờng không nắm đủ các thông tin thị trƣờng, vì nhiều lý do khách quan và một lý do chủ quan dễ nhận ra nhất: ít chịu bỏ công và bỏ của để điều nghiên thị trƣờng, mà chỉ nuôi trồng theo cảm tính dựa trên giá cả nông sản ở thời điểm hiện tại. Khi thấy giá loại nông sản nào đó tăng cao

104

hoặc khả năng xuất khẩu cao thì trồng ồ ạt và trồng một thời gian rồi chặt. Những nhà sản xuất thành công thƣờng để nhiều công sức để nghiên cứu thị hiếu của khách hàng (để biết chất lƣợng cỡ nào, bao bì đóng gói thế nào, v.v.) để tổ chức sản xuất theo thị trƣờng đó.

Các nhà sản xuất cần có tai mắt tại các vùng trọng điểm tiêu thụ hàng và vùng sản xuất hàng để nắm càng chính xác càng tốt khối lƣợng mặt hàng đang và sắp sản xuất, thời điểm thu hoạch, chiều hƣớng giá cả lên xuống... để liệu định sản xuất. Về lâu dài, tỉnh cần có dự báo chiến lƣợc sản xuất các sản phẩm nào để có biện pháp đồng bộ từ tổ chức nông dân sản xuất đến việc tạo thị trƣờng.

Hai là: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong tỉnh

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản, điều quan trọng nhất là không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đó cũng chính là con đƣờng của phát triển bền vững trong nông nghiệp, bền vững với thị trƣờng trong và ngoài nƣớc và bền vững với thu nhập của ngƣời nông dân. Tỉnh Điện Biên có rất nhiều lợi thế và sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc chất lƣợng cao. Tuy nhiên, là một tỉnh nghèo, kỹ thuật kém và đầu tƣ thấp khiến Điện Biên chƣa tạo đƣợc chỗ đứng trong thị trƣờng nông sản. Vì vậy tỉnh cần tăng đầu tƣ cho nông nghiệp cả về vốn tài chính, công nghệ và con ngƣời để nâng cao chất lƣợng hàng nông sản và tạo vị thế so với các tỉnh khác về một số mặt hàng nhƣ trâu, bò, gạo, cà phê, cao su.

Cần có những quy chuẩn về sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp để đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, hạn chế sự ô nhiễm môi trƣờng và phát triển theo hƣớng bền vững. Một số nơi có điều kiện nhƣ khu vực huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên có thể áp dụng những tiêu chuẩn Viet Gap trong sản xuất để xây dựng một chuỗi liên hoàn từ cung ứng giống cây trồng vật nuôi, kỹ thuật nuôi trồng tới thu hoạch, chế biến, tiêu thụ. Có nhƣ vậy mới tạo đƣợc chỗ đứng trong thị trƣờng đầy biến động hiện nay.

105

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 113)