Nội dung phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững đƣợc xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trƣờng sống. Trong mối quan hệ này, phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc xem xét với bốn trụ cột về kinh tế, xã hội, môi trƣờng và thể chế kinh tế. Chính sự tƣơng tác giữa các trụ cột theo những quy luật nhất định thì từng yếu tố mới đạt đến sự bền vững, mới tạo ra sự hài hòa hay sự phát triển bền vững cho tổng thể. Do vậy nội dung phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc thể hiện trên các mặt:
* Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế.
Thứ nhất: Khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả cao các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng.
Đất là tài nguyên có khả năng tái tạo vì vậy nên khai thác và sử dụng hợp lý, phát triển thâm canh thì độ phì nhiêu của đất, kết cấu và giá trị sử dụng của đất ngày càng tốt hơn. Tình trạng sử dụng không hợp lý đã làm cho đất đai bị rửa trôi, bị hoang hóa và sa mạc hóa, điều đó cũng có nghĩa là làm mất đi cơ sở của sản xuất nông nghiệp bền vững. Cùng với đó, cƣờng độ sử dụng đất quá cao, sản xuất quá nhiều vụ trong một năm, sử dụng đất không phù hợp với yêu cầu và tính chất của đất đã làm cho đất đai bị bạc màu và hoang hóa. Vì vậy nếu sử dụng đất vào sản xuất không đi đôi với bảo vệ đất thì càng phát triển nông nghiệp, nông nghiệp càng có thể bị sụp đổ.
Nƣớc là yếu tố cơ bản của sản xuất nông nghiệp, trong thâm canh nƣớc đứng vị trí số một: Nhất nƣớc, nhì phân, tam cần, tứ giống. Trong sự phát triển, nƣớc ngày càng khan hiếm vì vậy sử dụng nƣớc hợp lý và có hiệu quả là một yếu tố phát triển nông nghiệp, đồng thời là một yếu tố hình thành sự bền vững của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy thủy lợi hóa dựa trên khoa học và công nghệ cao là một yêu cầu và là nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững.
24
Rừng là một tài nguyên đồng thời là một lĩnh vực đầu tƣ trong nông nghiệp. Thành phần chủ yếu của rừng là thực vật – là lá phổi của thế giới, nó có chức năng quang hợp, chuyển năng lƣợng mặt trời thành các bon, sản sinh ra ô xy, nó là nguồn năng lƣợng của sự sống trên trái đất. Rừng là một thành phần của môi trƣờng với vai trò là một yếu tố kiến tạo mối quan hệ hài hòa giữa các yếu tố của hệ thống các quyển và hệ thống môi trƣờng. Rừng quan hệ với việc tái tạo và bảo vệ đất, là mái nhà của một vùng địa sinh thái. Rừng quan hệ với sự tuần hòa, lƣu thông của nƣớc, nó tạo ra cơ chế phân phối và điều hòa nƣớc. Ngƣợc lại, có nƣớc mới có sự sống, nƣớc là nguồn sống của rừng. Bởi vậy, phát triển nông nghiệp nếu chỉ chú ý tới gia tăng giá trị kinh tế sẽ tấn công và làm sụp đổ sự kết hợp hài hòa đó, phá vỡ sự cân bằng vốn có của môi trƣờng. Do vậy, phát triển nông nghiệp bền vững chính là sự phát triển với nội dung phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế rừng, từ đó duy trì sự cân bằng sinh thái và hài hòa giữa các yếu tố xác lập nên hệ thống môi trƣờng.
Thứ hai: Sự phát triển dựa trên những ứng dụng KHKT
Sự phát triển bền vững nói chung và PTNN bền vững nói riêng có cơ sở của mình là cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức. Việc áp dụng khoa học công nghệ cao là tất yếu tạo ra năng suất và sản lƣợng đồng thời có sự giải phóng quá trình sản xuất khỏi chu trình sản xuất công nghiệp và nền kinh tế tài nguyên. Đối với lĩnh vực nông nghiệp khoa học công nghệ có ý nghĩa hai mặt, một mặt thay đổi căn bản phƣơng thức sản xuất do đó thay đổi mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên. Ở đây khoa học công nghệ giúp nông nghiệp tăng vọt năng suất, chất lƣợng nông phẩm, do đó tăng giá trị nông phẩm trong khi chi phí cho các nguồn lực đất, nƣớc, phân bón giảm đi đáng kể. Hiện thế giới đã xuất nông nghiệp không đất, điều này làm cho nông nghiệp không còn là ngành sản xuất khai thác tài nguyên. Mặt khác, công nghệ sinh học phát triển làm giảm đáng kể những độc hại do dùng hóa chất vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Có thể nói, phát triển nông nghiệp bền vững là phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Sự phát triển nông nghiệp sạch không chỉ quan hệ đến việc bảo vệ môi trƣờng mà còn bảo vệ sức khỏe của
25
ngƣời tiêu dùng. Vì vậy có thể nói sạch là một giá trị cơ bản của nền nông nghiệp bền vững. Nhìn tổng quát, phát triển nông nghiệp bền vững là phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Thứ ba: Thay thế hệ sinh thái tự nhiên bằng hệ sinh thái nông nghiệp.
Đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi, bởi vậy cùng với việc phát triển sản xuất nông nghiệp là sự thay thế hệ sinh thái tự nhiên bằng hệ sinh thái nông nghiệp. Trong điều kiện phát triển hiện đại, sự phát triển của nông nghiệp đã làm giảm rừng tự nhiên đáng kể tức là giảm năng lực quang hợp và cân bằng trong chu trình tái tạo khí quyển với lƣợng sinh khí thích ứng. Bởi vậy, sự phát triển nông nghiệp trong khi tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp còn có chức năng mới – chức năng môi trƣờng.
Thứ tư: Đảm bảo nhịp độ tăng trưởng liên tục, ổn định, hiệu quả, tương quan với các ngành như công nghiệp, dịch vụ.
Có thể coi mức độ tăng trƣởng về sản lƣợng nông nghiệp là công cụ cơ bản nhất để xác định sự phát triển của nông nghiệp trong các năm, các giai đoạn lịch sử khác nhau. Mức độ tăng trƣởng là mục tiêu theo đuổi của tất cả các ngành kinh tế nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, đứng ở góc độ phát triển bền vững thì sự tăng trƣởng kinh tế phải đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với các nguồn lực nhƣ nguồn vốn, nguồn lực con ngƣời, tài nguyên, khoa học công nghệ và đặc biệt phải đặt trong mối quan hệ đánh đổi với môi trƣờng, đảm bảo sự bền vững của môi trƣờng sản xuất và môi trƣờng sống. Đối với nông nghiệp, tăng sản lƣợng, quy mô, chất lƣợng nông sản là một yêu cầu trƣớc tiên để đảm bảo nhu cầu về an ninh lƣơng thực, đảm bảo đời sống cho nhân dân và làm cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác.
Thứ năm: Cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phát huy được lợi thế của từng địa phương.
Hệ thống nông nghiệp xét theo cơ cấu ngành gồm có nông – lâm – ngƣ nghiệp, trong đó mỗi địa phƣơng có những lợi thế khác nhau, vì vậy một nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo tăng giá trị sản xuất ở những sản phẩm có giá trị
26
kinh tế cao, khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên, nguồn nhân lực và các đặc điểm kinh tế - xã hội của mình để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Một cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý cho phép phát triển các ngành song song nhƣ dịch vụ nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hƣớng tới xuất khẩu…
Có thể đánh giá sự bền vững về kinh tế qua các chỉ tiêu nhƣ tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ GDP nông nghiệp/GDP, thu nhập bình quân đầu ngƣời, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời, tỷ lệ diện tích đất đƣợc cơ giới hóa trên tổng diện tích canh tác.
Tóm lại, sự bền vững về kinh tế nông nghiệp đƣợc xác lập bởi sự biến động về lợi nhuận kinh tế theo thời gian. Một hệ thống nông nghiệp không thể đƣợc coi là bền vững nếu lợi nhuận kinh tế giảm dần theo thời gian, mặc dù năng suất lao động vẫn giữ ở mức cao. Đây là một yêu cầu quan trọng trong xây dựng, phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững vì nó là tiền đề của sự bền vững về môi trƣờng và xã hội. Sự bền vững về kinh tế trƣớc hết phải đảm bảo sự bền vững cho toàn bộ hoạt động sản xuất, cho sự bền vững của toàn bộ nền kinh tế.
* Nội dung phát triển nông nghiệpbền vững về mặt xã hội.
Sự đảm bảo về tăng trƣởng kinh tế xét đến cùng là tạo ra những điều kiện vật chất để đảm bảo cho sự bền vững về mặt xã hội, hƣớng tới sự phát triển con ngƣời. Nội dung của sự bền vững về mặt xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp bao gồm:
Một là: Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng tăng, việc làm và thu nhập của nông dân ổn định, đảm bảo sử dụng lao động một cách hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo tính công bằng trong cộng đồng về việc sử dụng các nguồn lợi.
Hai là: Đảm bảo mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển và tình trạng nghèo đói vẫn là một mục tiêu lớn trong tiến trình phát triển. Do có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ học vấn và các điều kiện tự nhiên do vậy, tình trạng nghèo đói vẫn diễn ra phổ biến ở khu vực nông
27
thôn và nông dân. Đói nghèo gây ra nhiều hậu quả đối với xã hội, tạo ra gánh nặng trong phân phối thu nhập và phân phối các giá trị nhƣ giáo dục, y tế, việc làm…, làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Vì vậy một yêu cầu tất yếu đặt ra đối với phát triển nông nghiệp bền vững đó là xóa đói giảm nghèo.
Ba là: Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục… để đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nông nghiệp, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để nâng cao trình độ, hiểu biết của nhân dân, từ đó giải phóng sức sản xuất.
Ngoài ra, tính bền vững về mặt xã hội còn phải đảm bảo yêu cầu giữ gìn bản sắc văn hóa và sự chênh lệch về kinh tế, văn hóa – xã hội giữa các dân tộc.
Tóm lại, có thể đánh giá sự bền vững về mặt xã hội thông qua các chỉ tiêu nhƣ tỷ lệ ngƣời có việc làm, thiếu việc làm, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch, đƣợc dùng điện, đƣợc đi học, đƣợc tiếp cận với các điều kiện về y tế, giáo dục…
* Bền vững về môi trường trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất tác động trực tiếp tới các yếu tố của tự nhiên do vậy khi nông nghiệp không còn khả năng tự làm sạch thì vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng là một vấn đề cấp bách, tạo ra sự bền vững cho phát triển sản xuất.
Bền vững về tài nguyên thiên nhiên tức là khắc phục những hạn chế về suy thoái tài nguyên, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên. Các hoạt động của sản xuất nông nghiệp cần tránh gây ra những hậu quả xấu đối với hệ sinh thái nhƣ rửa trôi xói mòn đất, lãng phí làm cạn kiệt nguồn nƣớc…Vì vậy đòi hỏi trong khai thác và sử dụng tài nguyên phải có quy hoạc, kế hoạch khoa học, tiết kiệm, đảm bảo sự sinh tồn cho thế hệ tƣơng lai.
Bền vững về môi trƣờng là đảm bảo hạn chế, ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng, ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hƣớng nâng cao năng suất lao động và thân thiện với môi trƣờng. Đồng thời, đó cũng là quá trình xây dựng môi trƣờng sống trong lành, môi trƣờng sản xuất thuận lợi cho các mục tiêu phát triển của sản xuất nông nghiệp bền vững nhƣ kết cấu hạ tầng thuận
28
lợi, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định, có nguồn thông tin kịp thời, có nguồn lao động đảm bảo chất lƣợng…
Để đánh giá sự bền vững về môi trƣờng sinh thái có thể dựa trên các chỉ tiêu nhƣ tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất đai bị xói mòn, tỷ lệ diện tích đất đƣợc tƣới tiêu trên tổng diện tích canh tác, mức phân bón và thuốc trừ sâu trên 1 ha đất canh tác, sự đa dạng sinh học của tự nhiên. Tuy nhiên, đối với từng địa phƣơng, từng điều kiện nghiên cứu có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khác nhau tùy thuộc từng điều kiện cụ thể.
Nhƣ vậy, trên quan điểm tiếp cận của Kinh tế chính trị, có thể xem sự phát triển nông nghiệp bền vững đó là sự bền vững giữa sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó yếu tố quyết định là sự bền vững của sự phát triển lực lƣợng sản xuất. Do đó, để có một nền sản xuất nông nghiệp bền vững đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa sự phát triển của kinh tế , xã hội, tự nhiên với những chủ trƣơng của địa phƣơng về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân.