Các phƣơng pháp sử dụng trong chƣơng 3

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 51)

- cụ thể

2.2.2. Các phƣơng pháp sử dụng trong chƣơng 3

Nhằm làm rõ nội dung của chƣơng 4 là thực trạng của phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Điện Biên, luận văn đã sử dụng kệt hợp các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản trong chƣơng này:

Thứ nhất: Phƣơng pháp thống kê, thu thập và xử lý thông tin.

Để có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của sản xuất nông nghiệp của tỉnh, luận văn đã tiến hành thu thập những thông tin liên quan tới nhiệm vụ của đề tài. Những số liệu luận văn thu thập đƣợc chủ yếu là số liệu thứ cấp nhƣ niên giám thống kê, các báo cáo, các công trình nghiên cứu và phân tích tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Điện Biên.

Thứ hai: Phƣơng pháp phân tích định tính, định lƣợng.

Sau khi đã thu thập đƣợc nguồn dữ liệu đáng tin cậy, luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính để đƣa ra các nhận xét, đánh giá, làm rõ bản chất của quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Điện Biên, sau đó sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để kiểm chứng, chứng minh cho các nhận xét, đánh giá đã nêu ra.

Thứ ba: Phƣơng pháp so sánh

Trên cơ sơ các thông tin thu thập đƣợc kết hợp với quá trình phân tích thông tin, luận văn so sánh những tiêu chí của phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững giữa tỉnh Điện Biên với một số tỉnh khác, so sánh giữa các giai đoạn phát triển nông nghiệp trong nội bộ tỉnh để từ đó có nhũng nhận xét khách quan, khái quát quá trình phát triển nông nghiệp tỉnh Điện Biên.

2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong chƣơng 4

Chƣơng 4 của luận văn tập trung tìm ra những giải pháp để phát triển nông nghiệp tỉnh Điện Biên theo hƣớng bền vững, vì vậy luận văn chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh tổng hợp kết hợp với phƣơng pháp logic, lịch sử. Trên cơ sở nhận thức quan điểm, đƣờng lối chung của Đảng về phát triển nông nghiệp, luận văn phân tích những đặc điểm riêng có của tỉnh Điện Biên để tìm ra

42

cách vận dụng sáng tạo trong tiến trình tìm ra con đƣờng phát triển cho nông nghiệp của tỉnh. Luận văn cũng dựa trên cơ sở học tập kinh nghiệm phát triển của các địa phƣơng trong cả nƣớc, vận dụng phù hợp trong hoàn cảnh hiện tại của tỉnh để đề ra những giải pháp cho phát triển nông nghiệp.

43

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN TỪ NĂM 2003 - 2013 3.1. Khái quát về những đặc điểm tự nhiên – xã hội ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Điện Biên

3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 9.542,289 km2 chiếm 2,89% diện tích cả nƣớc. Toạ độ địa lý: 20054’- 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ - 103036’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp với nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km đƣờng bộ. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đƣờng biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km. Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài hai cửa khẩu đã đƣợc mở là Huổi Puốc và Tây Trang, còn 3 cửa khẩu phụ khác sắp đƣợc mở. Trên tuyến biên giới Việt – Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải – Long Phú thành cửa khẩu quốc gia. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để tỉnh Điện Biên đẩy mạnh thƣơng mại quốc tế, trao đổi các mặt hàng nông sản có chất lƣợng cao với thị trƣờng bên ngoài, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đƣờng xuyên Á phía bắc, nối liền Tây Bắc Việt Nam với khu vực bắc Lào – Tây nam Trung Quốc với Đông bắc Mianma.

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tƣơng đối lạnh và ít mƣa, mùa hạ nóng, mƣa nhiều. Điện Biên có nguồn nƣớc tập trung theo 3 hệ thống sông chính là Sông Đà, sông Mã, Sông Mê Kông, tài nguyên mặt nƣớc rất phong phú với hơn 10 hồ và hơn 1000 sông, suối lớn nhỏ phân bố tƣơng đối đồng đều, lƣợng nƣớc dồi dào thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trong địa bàn tỉnh.

Điện Biên có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp bởi có hệ thống đất, rừng với diện tích rộng, độ màu mỡ tự nhiên cao. Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2010, Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 956.290,37ha trong đó đất nông – lâm nghiệp chiếm chủ yếu với 79,31% tổng diện tích đất tự nhiên.

44

Điện Biên có lợi thế lớn về tiềm năng đất đai, đặc biệt là diện tích đất chƣa sử dụng còn rất lớn (trên 500.000 ha, chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên). Đây chính là tiềm năng lợi thế lớn để tỉnh đầu tƣ phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc… Đất canh tác đƣợc tại các thung lũng ngập nƣớc rất dày và tƣơng đối màu mỡ, rất phù hợp cho canh tác cây ngắn ngày. Đất canh tác nằm ở độ cao dƣới 900 m có rất nhiều ở Tuần Giáo, Mƣờng Chà, Mƣờng Nhé và Điện Biên Đông và rất phù hợp với trồng cây lƣu niên với điều kiện độ dốc không quá 300. Ngoài ra cánh đồng Điện Biên rộng lớn với đất đai màu mỡ, đƣợc coi là vựa lúa của vùng Tây Bắc, nếu đƣợc đầu tƣ thoả đáng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản xuất lúa gạo chất lƣợng cao của cả nƣớc để xuất khẩu. Tại các vùng Mƣờng Nhé, Si Pa Thìn, Điện Biên có rất nhiều thuận lợi để tập trung phát triển chăn nuôi các loại gia súc theo hƣớng kinh tế trang trại.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên

Tỉnh Điện Biên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cụ thể là:

Về dân số và lao động: Dân số trung bình năm 2011 của tỉnh Điện Biên là 512.268 ngƣời, mật độ dân số bình quân 53,6 ngƣời/ km2, là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong cả nƣớc và thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc (69 ngƣời/km2) và của cả nƣớc (254 ngƣời/km2). Về lao động: Số lao động trong độ tuổi của tỉnh năm 2011 là 272.860 ngƣời chiếm 62% dân số . Hiện nay số lao động trong lĩnh vƣ̣c nông , lâm nghiệp là 194.569 ngƣời, chiếm phần lớn trong tổng số lao động đang làm việc ; lao động công nghiệp là 7.017 ngƣời; xây dựng là 19.543 ngƣời và lao động khu vực dịch vụ chiếm 16%.

45

Biểu đồ 3.1: Diễn biến lao động làm việc trong các nghành kinh tế tỉnh Điện Biên

Nhƣ vậy mặc dù có xu hƣớng giảm từ 80,5% năm 2006 xuống 73,1% năm 2010 và 71,5% năm 2012, song nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu.

Về cơ sở hạ tầng:

Về mạng lưới giao thông: Gồm có hệ thống giao thông đƣờng bộ, gồm: Quốc lộ 6A từ Hà Nội đến thị xã Mƣờng Lay – Lai Châu, trong đó đoạn qua tỉnh dài khoảng 120km; Quốc lộ 12 từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lù Thàng; Quốc lộ 279 từ Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117km. ngoài các tuyến quốc lộ nối liền Điện Biên với các các tỉnh và các nƣớc Lào, Trung Quốc còn có hệ thống giao thông liên huyện, lien xã đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân.

Hệ thống giao thông đƣờng không: Điện Biên có cảng hàng không Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội – Điện Biên Phủ với tần xuất lên xuống 2 lƣợt/ ngày. Trong tƣơng lai sẽ mở đƣờng bay đến một số nƣớc trong khu vực nhƣ Lào, Mianma, Campuchia.

Về hệ thống điện: Toàn tỉnh hiện có 6 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất phát điện là 18,14MW. Hiện đang tiến hành khởi công xây dựng

46

thêm 3 nhà máy thủy điện với tổng công suất phát là 55,4MW. Toàn tỉnh có 9/9 huyện, thị, thành phố có điện đạt 100%, số xã, phƣờng, thị trấn có điện 82/106 xã.

Hệ thống thông tin liên lạc: Tỉnh đã lắp đặt các tổng đài hòa mạng vào hệ

thống truyền thông quốc gia, từ tổng đài đã truyền dẫn thông tin đi toàn bộ các xã, huyện trong tỉnh. Về cơ bản, hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh đáp ứng đƣợc những nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân.

Về hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp: Trong 7 năm (2001- 2007) đầu

tƣ xây dựng 271 công trình thuỷ lợi nhỏ và vừa, nâng tổng số công trình thuỷ lợi trên toàn tỉnh hiện có khoảng 750 công trình, trong đó có 07 hồ chứa nƣớc với dung tích hữu ích gần 60 triệu m3; 730 công trình tƣới tiêu tự chảy từ 3 ha trở lên, 01 trạm bơm điện với công suất thiết kế tƣới cho 270 ha; 04 trạm bơm tƣới cho hoa màu và cấp nƣớc sinh hoạt. Đầu tƣ xây dựng 81 km kênh mƣơng nâng tổng chiều dài kênh mƣơng các loại lên khoảng 930 km, trong đó kênh loại 1 kiên cố đƣợc 33,87 km; kênh loại 2 kiên cố đƣợc 181,1 km; kênh loại 3 kiên cố đƣợc 289 km. Kênh đất 425,4 km, bao gồm kênh loại 1: 0,617 km, kênh loại 2: 135,9 km, kênh loại 3: 289 km, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất và sản lƣợng, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực.

3.1.3. Đánh giá về những cơ hội và khó khăn của tỉnh Điện Biên trong phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững

3.1.3.1. Những cơ hội của Điện Biên

Điều kiện tự nhiên của tỉnh rất thuận lợi cho việc phát huy lợi thế so sánh của một nền nông nghiệp hàng hóa với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Với địa hình miền núi, lƣợng mƣa tƣơng đối nhiều thuận lợi cho việc trồng các loại dƣợc liệu quý, các loại cây ăn quả và cây công nghiệp nhƣ chè đặc sản vùng núi cao, cà phê, cao su, bạch đàn, keo… cùng với đó là chăn nuôi các loại đại gia súc nhƣ trâu, bò; Cánh đồng Mƣờng Thanh màu mỡ thuận lợi cho việc trồng lúa nƣớc năng suất, chất lƣợng cao đƣợc coi là một loại đặc sản có giá trị kinh tế cao với chỉ dẫn địa lý “ gạo Điện Biên”; Hệ thống sông suối khá dày, môi trƣờng nƣớc sạch thuận lợi cho nuôi

47

trồng các loại thủy sản, đặc biệt là sản xuất các loại cá giống để cung cấp cho các tỉnh lân cận và cung cấp sang Lào.

Điện Biên có diện tích đất rừng chƣa sử dụng rất lớn. Đây là một điểm mạnh của tỉnh trong phát triển lâm nghiệp. Ngoài chức năng kinh tế thì rừng còn là lá phổi xanh để điều hòa khí hậu, tạo ra những điều kiện đảm bảo cho phát triển bền vững nhƣ bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ độ màu mỡ tự nhiên của đất. Một trong những mô hình thích hợp để phát triển nông nghiệp của tỉnh, chuyển từ sản suất nông nghiệp lạc hậu sang nông nghiệp hàng hóa của Điện Biên đó là mô hình nông trại, trang trại. Ngoài ra Điện Biên đặc biệt có lợi thế trong việc trồng một số cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhƣ cà phê, cao su, cùng với đó là những hình thức hợp tác giữa hộ nông dân với doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Tỉnh có đƣờng biên giới nối Việt Nam với Lào, Trung Quốc rất thuận lợi cho việc giao thƣơng, trao đổi các sản phẩm nông sản, đồng thời có thể đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Chính đặ điểm này làm rút ngắn khoảng cách lạc hậu mang tính chất vùng sâu, vùng xa của tỉnh so với các tỉnh miền núi khác. Cùng với xu thế toàn cầu hóa đời sống kinh tế Điện Biên có cơ hội để xúc tiến những hoạt động thƣơng mại với bên ngoài để trao đổi, học hỏi các vấn đề liên quan trong sản xuất.

Là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của tổ quốc, Tỉnh luôn nhận đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ mạnh mẽ về cơ sở vật chất, giao thông, thủy lợi, nguồn ngân sách… cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, tỉnh còn có nguồn lao động dồi dào trong lĩnh vực nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hƣớng kinh tế thị trƣờng.

3.1.3.2. Những khó khăn

Tỉnh nằm ở vị trí tƣơng đối biệt lập, địa hình phần lớn là núi cao dốc đứng rất khó phát triển một nền nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Dù có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên nhƣng khó tiếp cận những thị trƣờng lớn. Ngoài những hoạt động giao thƣơng qua biên giới, khoảng cách đến các điểm thị trƣờng địa phƣơng thƣờng khá xa cùng với đó là hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn.

48

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng cao, lạnh và khô về mùa đông, nóng và ẩm về mùa hạ. Lƣợng mƣa cao nhất là trong thời gian từ tháng Sáu đến tháng Tám. Mƣa lớn cũng thƣờng xuyên gây nên cảnh lũ quét, xói mòn và sạt lở đất. Gió Lào thổi từ phía Tây thƣờng làm cho thời tiết rất khô và nóng nên ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Sự xuất hiện của sƣơng muối và lốc xoáy làm cho việc canh tác nói chung, đặc biệt là trồng cây lâu năm có giá trị cao nhƣ cao su trở nên rủi ro hơn so với nhiều vùng khác.

Phần lớn ngƣời dân tộc đều canh tác trên ruộng bậc thang , nƣơng rẫy trên đất dốc. Ở vùng núi và vùng sâu , nhiều ngƣời vẫn canh tác theo kiểu du canh, trình độ dân trí không đồng đều, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc, vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu, chậm áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đất đai canh tác ngày càng nghèo kiệt và trơ sỏi đá , thiếu nƣớc tƣới, hạ tầng cơ sở yếu kém hoặc là đang ở dạng phôi thai , mất an ninh lƣơng thực thƣờng xuyên xảy ra , và thu nhập của ngƣời dân rất thấp. Tỉnh có 21 dân tộc ít ngƣời, chiếm từ 75 đến 83% dân số, ngƣời Kinh chiếm đa số ở các đô thị và đồng bằng màu mỡ. Mỗi dân tộc có một hệ thống canh tác truyền thống riêng, ngôn ngữ riêng và phong tục riêng. Sự đa dạng này là một thách thức nhƣng đồng thời cũng là một cơ hội cho sự phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Thu ngân sách thấp làm cho Điện Biên vẫn phải phụ thuộc nă ̣ng nề vào ngân sách trung ƣơng, phần lớn vốn đầu tƣ đƣợc chuyển qua các Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia – tất cả dù ít dù nhiều thì cũng đi theo ngành dọc, tức là từ các Bộ chủ quản xuống đến các Sở tƣơng ứng ở Điện Biên. Vì vậy vốn đầu tƣ cho nông nghiệp còn thấp, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp còn thiếu thốn, điều này gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp của tỉnh.

3.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở tỉnh Điện Biên

3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp. 3.2.1.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nông nghiệp 3.2.1.1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế nông nghiệp

Nông nghiệp đƣợc coi là ngành sản xuất quan trọng, đóng góp tƣơng đối lớn vào GDP của tỉnh, khoảng gần 30% hay gần 40 triệu USD/năm. Tỷ lệ nông nghiệp

49

trong những năm qua đã giảm từ 38% năm 2005 xuống 34,7% năm 2010, năm 2012 là 32% và còn tiếp tục giảm nữa dù mức tăng trƣởng chỉ đạt có 6%. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp lại tạo ra 73% việc làm và là nguồn thu chủ yếu của 85% dân số nông thôn. Nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xây dựng, và

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Điện Biên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)