- cụ thể
3.2.3. Vấn đề môi trƣờng trong phát triển nông nghiệp
Công tác bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Nhiều văn bản chỉ đạo đối với công tác bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc ban hành nhƣ: Công văn số 180/CV-UBND ngày 19/02/2009 của UBND tỉnh Điện Biên về việc tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn toàn tỉnh. Tỉnh đã xây dựng và tổ chức thực hiện 07 đề án, dự án triển khai trên địa bàn toàn tỉnh: Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tỉnh Điện Biên đến năm 2010 định hƣớng đến năm 2020; Điều tra, khảo sát, nghiên cứu các dạng tai biến địa chất và môi trƣờng phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý lãnh thổ tỉnh Điện Biên; Điều tra lập quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững khu đất ngập nƣớc hồ Pa Khoang, tỉnh Điện Biên; Nghiên cứu xác định nhu cầu đầu tƣ trang thiết bị cho hệ thống quan trắc và phân tích môi trƣờng tỉnh Điện Biên; Điều tra, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng môi trƣờng trong hoạt động khoáng sản; Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng tài nguyên nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp môi trƣờng chiếm 1% tổng chi ngân sách của địa phƣơng đƣợc tỉnh Điện Biên bắt đầu thực hiện từ năm 2007, kinh phí bố trí năm 2007 là 9.277 triệu đồng; năm 2008: 10.460 triệu đồng; năm 2009: 11.060 triệu
74
đồng (trong đó: 1.000 triệu đồng bố trí vốn điều lệ cho Quỹ Bảo vệ môi trƣờng Điện Biên).
Hoạt động truyền thông môi trƣờng đã đƣợc triển khai mạnh mẽ dƣới các hình thức nhƣ: in ấn và phát hành tờ rơi môi trƣờng; làm các pa nô tuyên truyền, tổ chức mít tinh, diễu hành cổ động các ngày truyền thông môi trƣờng. Tỉnh đã ban hành kế hoạch tuyên truyền tổ chức thực hiện các ngày môi trƣờng: Tuần lễ Quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng; Ngày môi trƣờng Thế giới; Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn. Đã phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh mở chuyên mục Tài nguyên Môi trƣờng nhằm tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng
Theo kết quả điều tra của tỉnh, lƣợng rác thải sinh hoạt trung bình của ngƣời dân tại khu vực nông thôn là 0,3 - 0,5 kg/ngƣời/ngày; khu vực đô thị 0,6 - 0,8 kg/ngƣời/ngày. Đối với chất thải bệnh viện, tổng lƣợng rác thải y tế là 264 kg/ngày, trong đó chất thải nguy hại 42 kg/ngày.
Môi trƣờng đất chƣa có biểu hiện ô nhiễm, qua phân tích các nhóm thuốc bảo vệ thực vật clo hữu cơ và Pyrethroid trong mẫu đất lấy tại 4 điểm đặc trƣng thuộc TP. Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo và huyện Tủa Chùa vào năm 2011. Kết quả các chỉ tiêu phân tích đều cho giá trị nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép, tỷ lệ các kim loại và kim loại nặng trong đất ở mức trung bình. Song theo nhận định của cơ quan chuyên môn, nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa nhƣ hiện nay, thì môi trƣờng đất của tỉnh đang có nguy cơ bị suy thoái và ô nhiễm cục bộ. Nguyên nhân chủ yếu là do việc đốt phá rừng làm nƣơng với phƣơng thức canh tác lạc hậu dẫn tới xói mòn đất; do các chất thải trong hoạt động của con ngƣời chƣa đƣợc xử lý thải trực tiếp ra môi trƣờng và thực trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
Trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 75 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại trên đồng ruộng. Mặt khác, tài nguyên đất cũng bị ảnh hƣởng do điều kiện tự nhiên, địa hình phức tạp, độ dốc lớn do đó, khi xảy ra mƣa với cƣờng
75
độ lớn sẽ tạo lũ nhanh, dễ xảy ra các hiện tƣợng trƣợt lở, xói mòn, rửa trôi đất, lũ quét, lũ ống... ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và cuộc sống của ngƣời dân.