- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:
3.2.3.2 Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư của công ty bao gồm nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay và nguồn vốn khác.
Nguồn vốn tự có: Chủ yếu được hình thành từ lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty và nguồn vốn huy động được từ sự góp vốn của các cổ đông, cán bộ công nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp. Hữu Nghị là công ty cổ phần của nhà nước nên việc sử dụng nguồn vốn này để đầu tư thể hiện
khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, rủi ro lớn như hiện nay thì nguồn tài chính mạnh thể hiện nội lực của công ty, giúp công ty đứng vững trên thị trường mà không quá phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
Bảng 3.2 Nguồn vốn đầu tư nâng cao NLCT giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 Vốn tự có Tỷ đồng 9,373 13,392 18,853 31,262 35,84 Vốn vay - 4,2 6,43 14,625 25,42 31,67 Vốn khác - 0,32 0.958 1,579 3,254 2,49 Tổng vốn đầu tư - 13,893 20,78 35,057 59,936 70,00 Tỉ trọng vốn tự có/ tổng nguồn vốn % 67.47 64,45 53,78 52,16 51,20 Tỉ trọng vốn vay/tổng nguồn vốn % 30.23 30,94 41,72 42,41 45,24
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Nguồn vốn vay: đây là các nguồn vốn được huy động qua hệ thống các ngân hàng và nợ phải trả khách hàng, công ty không huy động vốn trực tiếp qua các kênh thị trường tài chính dài hạn như thị trường chứng khoán… Nguồn vốn vay đáp ứng được nhu cầu về ngắn hạn, trung và dài hạn, công ty có thể huy động một khối lượng vốn lớn phục vụ cho việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đặc thù của việc SXKD mang tính chất thời vụ nên nguồn vốn vay ngắn hạn cao hơn rất nhiều so với lượng vốn vay trung và dài hạn. Nguồn vốn vay trung và dài hạn sử dụng chủ yếu cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng sản xuất, máy móc thiết bị, dây chuyền, còn nguồn vốn vay ngắn hạn lại được sử dụng cho việc đầu tư vào nguồn nguyên – nhiên vật liệu đầu vào phục vụ cho việc SXKD.
Các nguồn vốn khác: Đây là nguồn được trích từ các quỹ bổ sung của công ty như quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi… chiếm tỷ trọng nhỏ trong quy mô vốn đầu tư hàng năm của công ty, có những đóng góp nhất định trong việc huy động
vốn cho nhu cầu đầu tư hàng năm.
Xuất phát từ nguyên nhân không được phát hành cổ phiếu, việc huy động vốn của công ty chưa chú trọng tận dụng lợi thế để huy động vốn từ các cổ đông bên ngoài mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng và một phần vốn ở các quỹ bổ sung của công ty.
Hình 3.2 Đồ thị cơ cấu nguồn vốn của công ty
Nguồn vốn vay vẫn chiếm tỷ trọng cao có thể nhìn thấy trong biểu đồ về cơ cấu nguồn vốn đầu tư qua các năm 2006 - 2010. Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm bình quân 57.812%/năm so với tổng vốn đầu tư, quy mô của nguồn này tăng lên qua các năm, tỷ trọng có thay đổi nhưng vẫn luôn đảm bảo cao hơn nguồn vốn vay, cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty, giảm sự lệ thuộc về vốn.
Nguồn vốn vay sử dụng chủ yếu cho việc đầu tư MMTB, mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất, nguồn vốn này có tỉ trọng tăng qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 38.124%/năm so với tổng nguồn vốn đầu tư, nhỏ hơn tỉ lệ của nguồn vốn tự có, có thể nói tuy nguồn vốn vay phụ thuộc vào các chủ thể bên ngoài vẫn còn cao nhưng khả năng tự chủ tài chính của Công ty đã tăng lên, nhìn nhận được tiềm năng phát triển của Công ty qua việc liên tục tăng đầu tư, mở rộng sản xuất. Đây là một dấu hiệu tích cực về mặt tài chính đối với một DN trong điều kiện thị trường đang có nhiều biến động khó lường vài nhiều bất ổn về chính trị như hiện nay.
3.2.4.1 Đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng dân số thì nhu cầu tiêu dùng mặt hàng bánh kẹo ngày càng phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo phải có loại sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về sự đa dạng và đảm bảo sự thoả mãn cao nhất cho người tiêu dùng. Do đó kéo theo nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo về sự đổi mới mở rộng danh mục sản phẩm, tạo nên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm… Nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ là điều hết sức cần thiết và khách quan để nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp.
Công ty Hữu Nghị luôn ý thức rằng chất lượng sản phẩm luôn đi kèm với công nghệ và là sự sống còn trong sự tồn tại và phát triển của công ty, do vậy công ty luôn coi trọng việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, giai đoạn 2006 – 2010 công ty đã đầu tư mạnh cho mình một hệ thống các dây chuyền MMTB hiện đại phục vụ nhu cầu ngày càng lớn mạnh trên thị trường bánh kẹo.
Các dây chuyền công nghệ, MMTB hiện đại đều được công ty đầu tư mới từ các nước tiên tiến như Đài Loan, Đức, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Việt Nam… phù hợp với cơ sở hạ tầng của công ty, khí hậu và theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu công nghệ, máy có tính năng kỹ thuật hiện đại, độ bền cao, tiết kiệm năng lượng, cơ cấu gọn nhẹ, vừa dễ thao tác vừa dễ vận hành, vừa dễ thay thế khi hỏng hóc, làm ra những SP có chất lượng tốt, có chức năng phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty nhằm nâng cao chất lượng SP, làm phong phú và đa dạng các loại bánh kẹo, đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Vốn đầu tư MMTB và công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh( chiếm trên 50% trong giai đoạn 2006 – 2010), tốc độ tăng trưởng cũng đạt mức cao, khá nhanh, năm 2008 tăng trưởng 72,8% so với năm 2007, năm 2009 tăng trưởng 117,48% so với năm 2008, tuy nhiên năm 2010 vốn đầu tư vào MMTB có sự giảm sút 19,5% là nền kinh tế khó khăn, tín dụng tại các
ngân hàng đã sử dụng hết, mặt khác, việc mở rộng thêm các nhà xưởng còn nhiều trở ngại do nguồn vốn hạn chế, gây khó khăn trong việc mở rộng hay đầu tư thêm các dây chuyền MMTB.
Bảng 3.3 Vốn đầu tư MMTB công nghệ giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
Vốn đầu tư đồngTỷ 13,893 20,78 35,057 59,936 70,00 Vốn đầu tư MMTB,
dây chuyền sản xuất - 9,66 12,139 20,977 45,622 36,690
Tăng trưởng % - 25,66 72,8 117,48 -19,5
VĐT MMTB/Vốn
đầu tư % 69,53 58,42 59,84 76,12 52,4
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Năm 2010, công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cake của Italia với trị giá 27,2 tỷ đồng, góp phần bổ sung vào nguồn SP của công ty thêm 2 loại là bánh Roll Cake và Layer Cake với rất nhiều loại hương vị tạo nên sự đa dạng phong phú của SP, tăng tính cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Ngoài việc nhập khẩu, mua sắm MMTB công nghệ phục vụ sản xuất SP, công ty CP thực phẩm Hữu Nghị còn tham gia nghiên cứu, chế tạo các MMTB tự động bổ sung cho các dây chuyền chính, đạt yêu cầu kỹ thuật nhằm thay thế các SP nhập có giá trị cao như máy đánh bông ruốc, nồi xào hơi, máy cắt bánh mỳ - bơm nước sốt…, từ đó tiết kiệm được chi phí thông qua việc giảm bớt số lao động sản xuất, hạ được giá thành SP, nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng năng lực cạnh tranh, mặt khác, với việc nắm bắt được công nghệ thực tiễn đó tạo sự chủ động và kiểm soát được trong việc vận hành và bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa MMTB nhằm ổn định sản xuất.
Nguồn vốn đầu tư chủ yếu được thực hiện thông qua hình thực thuê mua tài chính và nguồn vốn tự có, để tài trợ cho các hoạt động đầu tư trung hạn, công ty đã tăng tỷ lệ huy động từ nguồn vốn tự có. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì giúp công ty giảm được chi phí vốn tín dụng do lãi suất cao, đảm bảo tính tự chủ về vốn. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu thường không lớn, nên công ty cần phải tìm kiếm các nguồn huy động khác.
Khấu hao đối với loại máy móc thiết bị do công ty đầu tư thường được tính trong khoảng 7 năm, tuy nhiên do tình hình thực tế về việc sản xuất từng mặt hàng và các chế độ bảo trì bảo dưỡng thì vòng đời của các thiết bị này có thể kéo dài tới 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Điều này cho phép công ty có thể đổi mới công nghệ dần dần và từng phần, việc đầu tư ngày hôm nay có thể được sử dụng qua nhiều năm sau nên không phải đầu tư lại nhiều. Việc đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền thường được thực hiện dưới hình thức một dự án đầu tư, trong đó có tính toán tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
Qua các năm từ 2006 đến 2010 mặc dù khối lượng đầu tư vào MMTB là khó xác định thành xu hướng tăng hay giảm nhưng ta thấy rằng công ty luôn đầu tư cho MMTB. Điều đó chứng tỏ rằng công ty đã luôn chú ý nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đầu tư vào tài sản cố định mà cụ thể là MMTB.Công ty đã xuất phát từ nhu cầu của thị trường để kịp thời đổi mới công nghệ cho phù hợp.
Một số dây chuyền sản xuất của công ty:
Bảng 3.4 Một số dây chuyền đang được sử dụng tại công ty
Danh mục Xuất xứ Công suất
Dây chuyền bánh mỳ Đài Loan 480kg/h
Dây chuyền bánh tipo Đài Loan 35kg/h
Dây chuyền bánh cake Italia 250kg/h
Dây chuyền bánh cracker Trung Quốc 800kg/h
Dây chuyền bánh quy Đức 300kg/h
Dây chuyền kem xốp Đức 100kg/h
Dây chuyền sản xuất bánh trung thu Nhật 360kg/h
Dây chuyền bánh lương khô Việt Nam 150kg/h
Dây chuyền sản xuất snack Trung quốc 120kg/h
Thiết bị sản xuất ruốc Đài Loan 30kg/h
Thiết bị sản xuất giò Trung quốc 150kg/h
Dây chuyền sản xuất kẹo Đài loan 300kg/h
Dây chuyền sản xuất thạch Trung quốc 300kg/h
(Nguồn: Phòng cơ điện công ty)
3.2.4.2 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nhân lực là vấn đề hết sức quan trọng và là một trong những điểm mấu chốt của lực lượng sản xuất. Khi kinh tế càng phát triển, Nhân lực không chỉ đáp ứng vấn đề số lượng mà còn đảm bảo vấn đề chất lượng của lực lượng sản xuất. Và bản
thân nhân lực còn có thể tự thân vận động và làm phát triển nó bên cạnh việc phát triển sản xuất.
Trong điều kiện hiện nay, năng lực cạnh tranh được thực hiện chủ yếu bằng và thông qua con người, đó không chỉ là số lượng mà còn là chất lượng của đội ngũ nhân lực. Chất lượng của đội nhân lực được thể hiện qua trình độ tổ chức quản lý của nhà quản lý, trình độ lành nghề của công nhân viên, tay nghề của các công nhân kĩ thuật và công nghệ trong các phân xưởng sản xuất, văn hóa của doanh nghiệp.
Bảng 3.5 Vốn đầu tư cho lao động của công ty giai đoạn 2006 - 2010
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010
Vốn đầu tư nâng cao NLCT Tỷ
đồng 13,893 20,78 35,057 59,936 70,00 Vốn đầu tư nguồn lao động - 0,083 0,381 0,45 0,57 0,61
Tăng trưởng % 359 18.1 26,67 7,1
VĐT Lao động/ VĐT
NCNLCT % 0,6 1,83 1,28 0,95 0,87
Đào tạo đội ngũ quản lý Tỷ
đồng 0,026 0,155 0,162 0,18 0,212 Đào tạo cho công nhân kỹ
thuật, nghiên cứu khoa học - 0,033 0,130 0,149 0,128 0,118 Đào tạo tay nghề công nhân - 0,023 0,079 0,104 0,216 0,22
Hoạt động khác - 0,001 0,012 0,035 0,054 0,06
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Với đặc thù là doanh nghiệp chế biến thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, cơ cấu nguồn nhân lực có tỷ lệ công nhân và lao động phổ thông cao hơn trong cơ cấu lao động, làm việc trong các xí nghiệp và kho bãi. Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên thường được bố trí vào các vị trí quản lý, các phòng chức năng. Cơ cấu lao động của công ty khá phù hợp.
nhàng, đòi hỏi khéo léo, nhanh nhẹn rất phù hợp với phái nữ nên công ty chú trọng đầu tư phần lớn là lao động nữ, và luôn duy trì khá ổn định qua các năm, khoảng 2/3 tổng số lao động, không kể số lao động phải tuyển thêm phục vụ cho mùa vụ Trung Thu và Tết Nguyên Đán.
Tính đến hết năm 2010 quy mô lao động của Công ty đã lên tới 3.105 người tính cả lao động dài hạn và lao động thời vụ, tăng 2.505 người so với năm 2006 (600 người). Số lượng lao động tăng mạnh nhất vào năm 2008, gần 60.59% so với năm 2007 do Công ty đầu tư xây dựng thêm hai nhà máy mới ở Quy Nhơn và Bình Dương đồng thời tiếp tục mở rộng thêm dây chuyền sản xuất bánh mì ở Đồng Văn.
Vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng thấp so với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. bình quân 1.1% trong cả giai đoạn 2006 – 2010, hơn nữa tốc độ tăng trưởng không tương đồng do nhu cầu đào tạo thay đổi theo từng thời kỳ và giai đoạn.
Nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chủ yếu phục vụ cho công tác đào tạo:
- Đầu tư cho đội ngũ quản lý:
Đây là số lượng lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động, chiếm khoảng 1/5 tổng số lao động trong Công ty, bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 là 24,24%/năm. Đây là đội ngũ bao gồm những người có trình độ trên đại học, đại học và Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Công ty đã đầu tư thông qua việc cử người đi học để nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý, chuyên môn thông qua các khóa học ngắn hạn, lớp tập huấn, hội thảo, hoặc phối hợp với các trường kỹ thuật và chuyên ngành đào tạo và đào tạo lại thông qua học liên thông…để đảm bảo chuyên môn nghiệp vụ.
- Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho công nhân:
Hoạt động đào tạo bồi dưỡng cho người lao động của công ty tập trung vào kỹ năng, chuyên môn, thành thạo nghề…Đây là lực lượng lao động trực tiếp không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao ở cả sản xuất chính và sản xuất thời vụ của bánh kẹo nên công ty ký kết hợp đồng và mở các lớp đào tạo ngắn hạn để công nhân có thể bắt tay vào công việc ngay, với những dây chuyền, máy móc thiết bị mới thì tổ
chức cho người công nhân vừa học vừa làm ngay trên thiết bị hoặc tham gia khóa học ngắn hạn để có thể sử dụng thành thạo dây chuyền mới.
Nhìn chung hoạt động này vẫn chưa được quan tâm thích đáng, hình thức tự học được áp dụng, thông qua hướng dẫn của các thành viên trong nhóm, tổ. Công ty vẫn chưa có quy trình chuẩn trong thao tác và thực hiện, chưa có các khóa đào tạo kỹ năng bài bản về thực hiện sản xuất, nguyên do người lao động thuộc nhóm lao động trẻ, thường hay thay đổi công việc, chỗ làm, nên kinh phí cho hoạt động này được phân bổ khá hạn chế.
- Đào tạo công nhân kỹ thuật, nghiên cứu khoa học