Cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. (Trang 56)

- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:

3.2.1.1Cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam

Ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng có tốc độ phát triển khá nhanh và đó là ngành được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam. Chính vì vậy ngày càng có thêm nhiều các nhà đầu tư vào ngành sản xuất này. Việc gia nhập ngành và rút khỏi ngành không có quá nhiều rào cản, đặc biệt là sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình, tuy nhiên cần một số yêu cầu nhất định đối với các nhà sản xuất qui mô công nghiệp như điều kiện về vốn, điều kiện về kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản phẩm bánh kẹo là mặt hàng thực phẩm đã qua chế biến, không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng là mặt hàng thông dụng và được tiêu dùng thường xuyên, nên rất dễ thay thế, mẫu mã chủng loại ngày một phong phú, thị hiếu người tiêu dùng rất hay thay đổi, sự sẵn có của các mặt hàng cũng là sức ép lớn đối với doanh nghiệp, tạo áp lực doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm. Do vậy cạnh tranh trên

thị trường là khá gay gắt. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng rất nhiều hình thức: về giá cả, chất lượng sản phẩm, lợi thế cạnh tranh về phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường năm 2009 đạt 7673 tỷ đồng, tăng 5,43% so với năm 2008 – đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo tăng trưởng 6,12% và 10% trong năm 2010- 2011. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8-10%.

Với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi trên thị trường, một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường và hàng trăm các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ không có thống kê chính xác với SP là bánh kẹo có phẩm chất thấp, được tiêu thụ tại các địa phương riêng lẻ. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam… ước tính chiếm tới 75-80% thị phần, còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. (Trang 56)