- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:
2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Bên cạnh các nhân tố khách quan tác động đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, trên thực tế nhóm nhân tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp ngành chế biến cũng ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Chúng bao gồm:
- Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp:
Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là những hướng đi giúp doanh nghiệp đầu tư vào những lợi thế của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh. Doanh nghiệp có chiến lược cạnh tranh phù hợp, hiệu quả thể hiện ở việc xác định đúng thị
trường, đúng đối tượng và những việc cần làm và không cần làm, ngoài ra còn nhận định các xu hướng của thị trường, và các phương án thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
- Quy mô vốn và tài chính của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại hơn, có thể áp dụng kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh. Quy mô vốn và tài chính của doanh nghiệp lớn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Công nghệ ứng dụng trong sản xuất sản phẩm:
Doanh nghiệp nào có các công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất và chế biến sẽ có lợi thế trong việc tăng năng lực cạnh tranh cho mình. Các thiết bị có thể là chuyên môn hóa hay vạn năng rất có ý nghĩa đối với việc tổ chức dây chuyền sản xuất và hiệu quả đầu tư trang bị kỹ thuật. Thường trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm các thiết bị có thể sử dụng được cho nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau và tiện sử dụng cho người lao động trong thao tác và phù hợp với khí hậu. Với sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng và tiến bộ khoa học công nghệ, nếu doanh nghiệp không có khả năng đổi mới công nghệ thì có thể sẽ mất đi các cơ hội trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình.
- Cơ cấu tổ chức & năng lực điều hành quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp:
Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tốt, hợp lý, phân công rõ trách nhiệm quyền hạn sẽ tạo cho doanh nghiệp hoạt động một cách trôi chảy và thuận tiện.Việc lựa chọn được mô hình tổ chức hợp lý với doanh nghiệp sẽ giảm chi phí, tăng hiệu quả trong các hoạt động, thu hút được các nguồn lực có chất lượng. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý tài giỏi, đủ đức đủ tài sẽ là người cầm lái giúp doanh nghiệp có những chiến lược cạnh tranh phù hợp để đạt được mục tiêu, đem lại kết quả và hiệu quả cao trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP THỰC PHẨM
HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010