Cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. (Trang 30)

- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:

2.1.2 Cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi DN, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia vv..điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô DN hay ở quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một DN mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân vv...

bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ".

Theo từ điển kinh tế “ Cạnh tranh được hiểu là quá trình ganh đua hoặc tranh giành ít nhất giữa hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản phẩm hoặc khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích tối đa”.

Xét từ góc độ tổng thể nền kinh tế, cạnh tranh trong cơ chế thị trường có thể được hiểu là cuộc cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường nhằm giành giật các lợi ích kinh tế về mình.

Các chủ thể kinh tế ở đây chính là các bên bán và bên mua các loại hàng hoá mà họ mua được hay nói cách khác là họ muốn mua được loại hàng có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng mà giá cả lại rẻ. Ngược lại, bên bán bao giờ cũng hướng tới tối đa hoá lợi nhuận bằng cách bán được nhiều hàng với giá cao. Vì vậy, các bên cạnh tranh với nhau để giành những phần có lợi hơn về mình.

Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi trường sống khi cùng quan tâm tới một đối tượng nào đó. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế lợi hơn trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng.

Trên mọi phương diện, cạnh tranh đều có vai trò rất lớn đến mọi hoạt động kinh tế diễn ra một cách hiệu quả, qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội

Cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô và hoạt động thị trường. Thông qua cạnh tranh, giao thương quốc tế ngày càng mở rộng, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sản xuất.

Cạnh tranh khiến các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả nhất, cạnh tranh giúp các nhà sản xuất luôn sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất.

cạnh tranh của các doanh nghiệp này có những đặc trưng riêng:

- Các doanh nghiệp chế biến vừa cạnh tranh gay gắt, vừa hợp tác với nhau - Các doanh nghiệp chế biến luôn phải hướng tới thị trường lành mạnh, bình đẳng tránh gây tổn hại cho nhau

- Cạnh tranh của các doanh nghiệp luôn phụ thuộc vào các yếu tố như công nghệ, môi trường, các chính sách nhà nước…

- Do thực phẩm là mặt hàng tiêu dùng ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, nên các doanh nghiệp đều quan tâm tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải phải tạo dựng được uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu theo thời gian.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w