GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. (Trang 53)

- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:

3.1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên giao dịch: Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị Tên tiếng anh: HuunghiFood Joint Stock Company Trụ sở chính: 122 Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội Tel: 043.8643362/ 043.8646669

Fax: 84.048642579

Website: http://www.huunghi.com.vn

Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị tiền thân là nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 1260/QĐ-BTM ngày 8/12/1997. Đến năm 2006 công ty chính thức thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương của nhà nước và trở thành công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị, trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Không ngừng mở rộng sản xuất và phát triển một cách bền vững, Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị đã đạt được nhiều thành tích và danh hiệu uy tín trong nước. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, và kinh doanh trên thị trường nội địa cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu.

Sản xuất là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Huunghifood, các nhà máy sản xuất bánh kẹo mang thương hiệu Hữu Nghị . Các SP tiêu biểu của Công ty: bánh qui, bánh cracker, bánh kem xốp, mứt, kẹo, bánh trung thu, thực phẩm chế biến (giò, ruốc, thịt nguội, xúc xích, v.v…), đồ uống có cồn (rượu vang, champagne, vodka). SP của Hữu Nghị được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với quy trình sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được các cơ quan kiểm định kiểm chứng. Hệ thống quản lý chất lượng của Hữu Nghị được kiểm

soát nghiêm ngặt theo chiêu chuẩn ISO: 9001-2008 và HACCP

Về xuất nhập khẩu, Công ty cp thực phẩm Hữu Nghị đã thiết lập quan hệ kinh doanh với nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Anh, Tây Ban Nha, Úc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Đông Timor, Campuchia v.v Công ty có uy tín trong nhập khẩu và phân phối các loại SP như: đường, bánh kẹo, thuốc lá, nguyên liệu, hương liệu phục vụ chế biến bánh, mứt, kẹo.

Với tầm nhìn đến năm 2020 trở thành tập đoàn công nghiệp thực phẩm và sứ mệnh là cung cấp bánh kẹo, thực phẩm sạch, sử dụng tiện ích, mang lại sức khỏe cho người tiêu dùng và ngọt ngào hương vị truyền thống. Giá trị cốt lõi của công ty là áp dụng bí quyết công nghệ truyền thống và hiện đại trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến nhất. Tạo dựng được sự tin cậy ở khách hàng và mang đến quyền lợi, giá trị kinh tế, thương mại, niềm tự hào cho nhân viên, đối tác và các cổ đông để cùng gắn bó với nhau trong một chuỗi lợi ích đồng hành.

Mạng lưới phân phối nội địa mạnh và độ phủ rộng với hàng trăm nhà phân phối, hơn 140.000 đại lý bán lẻ trên cả nước, giới thiệu ra thị trường trên 100 nhóm hàng và hàng trăm loại SP bánh kẹo cao cấp mang thương hiệu Hữu Nghị. Có khoảng 4.000 cán bộ công nhân viên. Công ty Hữu Nghị có tham vọng trở thành một trong những nhà xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối tên tuổi tại Việt Nam. Công ty đang hướng tới tìm kiếm đối tác, đặt văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới.

Vốn điều lệ: 65,7 tỷ. Cho đến nay Công ty đã đầu tư xây dựng được 4 nhà máy với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến:

- 01 Nhà máy sản xuất tại 122 Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội

- Cuối năm 2006, xây dựng thêm 01 Nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Đồng Văn – Duy Tiên – Hà Nam

- Đầu năm 2008 xây dựng thêm 01 nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Quang Trung - Quy Nhơn – Bình Định

- Giữa năm 2008 xây dựng thêm 01 Nhà máy sản xuất tại Thủ Dầu Một – Bình Dương

nhằm mở rộng thị trường.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị được tổ chức theo loại cơ cấu trực tuyến - chức năng, bộ máy tổ chức được phân công chức năng rõ rệt, ứng với mỗi phòng ban có một người chịu trách nhiệm quản lý phòng ban đó, các cá nhân trong cùng một bộ phận thực hiện các hoạt động mang tính chất tương đồng.

Bộ máy quản trị của công ty được thể hiện cụ thể dưới sơ đồ sau:

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban, chuyên môn, chức năng rõ ràng, tạo thuận lợi cho công ty trong việc điều hành từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Do có sự phân công như vậy nên công ty luôn đạt được các mục tiêu đề ra đảm bảo đời sống cho công nhân viên và ngày càng đứng vững trên thị trường.

3.1.3 Đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh năng lực cạnh tranh

Quá trình hình thành và phát triển của Hữu Nghị trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những định hướng, chiến lược, mục tiêu phát triển khác nhau, do đó sự tập trung đầu tư để đạt được các mục tiêu đó cũng khác nhau

Trong cơ cấu tổ chức bao gồm sự chỉ đạo từ Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, trong đó phòng đầu tư đảm nhiệm trực tiếp các dự án, các hoạt động đầu tư của công ty đảm bảo có hiệu quả. Xây dựng các phương án chiến lược đầu tư, các hình thức huy động vốn. Phòng còn tổ chức nghiên cứu toàn hệ thống công ty bao gồm các nhà máy và chi nhánh để từ đó đề xuất những chính sách giúp điều hành kinh doanh hiệu quả. Kiểm tra tình hình hoạt động đầu tư của công ty.

3.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

3.2.1 Cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam và một số đối thủ cạnh tranh của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị cạnh tranh của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị

3.2.1.1 Cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam

Ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và bánh kẹo nói riêng thuộc nhóm ngành hàng tiêu dùng có tốc độ phát triển khá nhanh và đó là ngành được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam. Chính vì vậy ngày càng có thêm nhiều các nhà đầu tư vào ngành sản xuất này. Việc gia nhập ngành và rút khỏi ngành không có quá nhiều rào cản, đặc biệt là sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình, tuy nhiên cần một số yêu cầu nhất định đối với các nhà sản xuất qui mô công nghiệp như điều kiện về vốn, điều kiện về kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản phẩm bánh kẹo là mặt hàng thực phẩm đã qua chế biến, không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng là mặt hàng thông dụng và được tiêu dùng thường xuyên, nên rất dễ thay thế, mẫu mã chủng loại ngày một phong phú, thị hiếu người tiêu dùng rất hay thay đổi, sự sẵn có của các mặt hàng cũng là sức ép lớn đối với doanh nghiệp, tạo áp lực doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm. Do vậy cạnh tranh trên

thị trường là khá gay gắt. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau bằng rất nhiều hình thức: về giá cả, chất lượng sản phẩm, lợi thế cạnh tranh về phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường năm 2009 đạt 7673 tỷ đồng, tăng 5,43% so với năm 2008 – đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo tăng trưởng 6,12% và 10% trong năm 2010- 2011. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8-10%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo có tên tuổi trên thị trường, một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường và hàng trăm các cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ không có thống kê chính xác với SP là bánh kẹo có phẩm chất thấp, được tiêu thụ tại các địa phương riêng lẻ. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam… ước tính chiếm tới 75-80% thị phần, còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.1.2 Một số đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghịa) Đối thủ cạnh tranh trong nước: a) Đối thủ cạnh tranh trong nước:

Điểm chung của các doanh nghiệp trong nước là nỗ lực bao phủ thị trường với các danh mục sản phẩm tương tự nhau, nhà sản xuất nào cũng lấp đầy danh mục của mình bằng các loại sản phẩm mà đối thủ có: bánh quy, bánh cracker, bánh kem xốp, kẹo, bánh mì, bánh mềm… Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có thế mạnh riêng trong một số đoạn thị trường.

- Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô:

Là công ty có tiềm lực và đã chứng tỏ được sức mạnh của mình trên thị trường. Hiện tại, nhóm công ty Kinh Đô bao gồm cả Kinh đô miền nam và Kinh đô miền bắc đang dẫn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam với tổng thị phần là khoảng 29%. Kinh Đô có một danh mục sản phẩm rất đa dạng bao gồm bánh cookie, bánh trung thu, cracker, bánh mì công nghiệp, bánh bông lan công nghiệp, bánh quế, sô cô la. Khoảng hơn 90% doanh số đến từ thị trường trong nước và gần 10% còn lại đến từ xuất khẩu. Thị trường trong nước của Kinh Đô trải dài từ Bắc vào Nam, đặc biệt tại thành phố HCM. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Nhật, Mỹ, Campuchia và Đài Loan. Trên thị trường bánh kẹo thương hiệu Kinh Đô thì được gắn liền với hình ảnh uy tín, chất lượng và cao cấp. Hướng tới các khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập trung bình khá trở lên. Danh mục sản phẩm của Kinh Đô vì thế cũng bao gồm phần lớn các sản phẩm có định vị cao cấp. Kinh Đô hiện đang chiếm lĩnh thị trường 4 nhóm sản phẩm chính là bánh trung thu, bánh quy, bánh cracker và bánh bông lan với thị phần lần lượt là 75%, 25%, 34% và 29%. Sản phẩm của Kinh Đô đến tay với khách hàng qua hệ thống phân phối với hơn 200 nhà phân phối, gần 40 Kinh Đô Bakery và 65.000 điểm bán lẻ.

Kinh Đô rất chú trọng đến các hoạt động tiếp thị với nhiều biện pháp như quảng cáo, khuyến mãi, tỷ lệ chiết khấu cho các đại lý cao và đặc biệt là thiết lập hệ thống các bakery một cách bài bản. Chiến lược cạnh tranh của công ty là tập trung phát triển các sản phẩm có tốc độ tăng trưởng cao, doanh thu lớn, và lợi nhuận cao; Giành thêm thị phần bằng việc mở rộng và đầu tư toàn diện vào hệ thống phân phối

và thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường nội địa; Củng cố hệ thống quản lý. Kinh Đô thực sự là đối thủ mạnh của tất cả các công ty trong ngành bánh kẹo.

- Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica):

Các chủng loại sản phẩm chính: Bánh quy, bánh cookies, bánh layer cake, chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo, snack, bột ngũ cốc dinh dưỡng, bánh trung thu, mạch nha… khoảng 15.000 tấn/năm. Một số dòng sản phẩm cao cấp như Chopics,… đều gắn đồng thời thương hiệu Lotte nên đã chiếm được thị phần tương đối lớn cho dòng sản phẩm cao cấp và xuất khẩu được sang một số nước trong khu vực. Thể hiện hướng tấn công chiến lược vào đoạn thị trường khách hàng có thu nhập cao tại Việt Nam. Với mục tiêu hoạt động là luôn hướng đến sức khoẻ và lợi ích của người tiêu dùng, Bibica đã hợp tác với Viện Dinh Dưỡng Việt Nam để nghiên cứu các sản phảm cho phụ nữ mang thai, trẻ em, những người bị bệnh tiểu đường hoặc béo phì. Bibica hoạt động với chính sách chất lượng “Khách hàng là trọng tâm trong mọi hoạt động”. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty ở phía Nam vì đây là thị trường gần về khu vực địa lý và sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng phía Nam. Chiếm khoảng 8% thị phần cả nước.

- Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà:

Là một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu tại Việt Nam, sản xuất các sản phẩm ở cả năm nhóm cookies, bánh quy, kẹo cứng, kẹo mềm và kẹo dẻo nhưng có thế mạnh chủ yếu ở các sản phẩm kẹo, đặc biệt là dòng kẹo Chew, giữ vị trí số một trên thị trường. Các sản phẩm của Hải Hà rất đa dạng về kiểu dáng và phong phú về chủng loại, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, mặt khác luôn có chất lượng đồng đều, ổn định nên được người tiêu dùng đặc biệt là ở miền Bắc rất ưa chuộng. Đây là một nhân tố mang lại sự cạnh tranh lớn cho Công ty. Với hơn 200 đại lý, Hải Hà đã thiết lập được một hệ thống phân phối ở Miền Bắc và Miền Trung. Chủ trương của Hải Hà là đa dạng hóa sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm mang hương vị đặc trưng của hoa quả miền Bắc như kẹo chanh, mận…đồng thời bảo đảm ổn định chất lượng sản phẩm hiện hành. Hơn nữa, Công ty sử dụng chiến lược về giá, chính sách hỗ trợ xúc tiến bán hàng, chính sách phân phối để tiếp tục

củng cố thị trường miền Bắc và mở rộng thị trường phía trong.Hiện nay Hải Hà chiếm khoảng 6,5% thị trường bánh kẹo trong nước.

- Công ty bánh kẹo Hải Châu: từ lâu gắn liền với sản phẩm bánh quy và bánh kem xốp, gần đây phát triển và được nhiều người biết đến nhờ sản phẩm bột canh và lương khô. Cũng tương tự như Hải Hà, thị trường chính của Hải Châu là các tỉnh phía Bắc, sản phẩm phục vụ cho thị trường bình dân với giá bán trung bình và thấp, Hải Châu đang chiếm khoảng 3% thị trường bánh kẹo,

- Công ty Bánh kẹo Quảng Ngãi: là một đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh Bánh kẹo nằm ở Miền Trung đất nước, với đa dạng chủng loại như: Kẹo các loại: kẹo cứng trái cây, kẹo cứng sữa, kẹo cứng sôcôla, kẹo xốp trái cây, kẹo mềm sữa bò, kẹo mềm sôcôla, kẹo xốp cốm, bánh quy, bánh biscuits các loại, bánh Crackers, bánh mềm phủ chocolate. Mỗi năm nhà máy sản xuất gần 10.000 tấn sản phẩm các loại. Công ty bánh kẹo Quãng Ngãi hoạt động với phương châm “chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm” luôn là mối quan tâm hàng đầu. Thị trường chính của các sản phẩm bánh kẹo của công ty là khu vực miền Trung và chiếm khoảng 2,5% thị phần cả nước.

- Ngoài ra còn có Công ty Đường Lam Sơn, Xí nghiệp bánh Lubico, Công ty bánh kẹo Tràng An…

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. (Trang 53)