- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:
2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
Có 4 lực lượng ảnh hưởng tới đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đây là những nhân tố khách quan:
- Tác nhân từ phía các doanh nghiệp mới tham gia thị trường: các doanh nghiệp này có những lợi thế như mở ra những tiềm năng mới, có động cơ ước vọng giành được thị phần, đã tham khảo kinh nghiệm từ những doanh nghiệp chế biến thực phẩm đang hoạt động, có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường… Như vậy bất kể thực lực của doanh nghiệp mới là thế nào, thì các doanh nghiệp hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ, ngoài ra các doanh nghiệp chế biến thực phẩm mới còn có những chính sách và sức mạnh, năng lực mới mà các doanh nghiệp hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó...
- Tác nhân là các đối thủ doanh nghiệp hiện tại: Hiện nay trong ngành chế biến thực phẩm có nhiều nhà sản xuất với tiềm lực, quy mô, phương thức… ở nhiều mức độ khác nhau. Đây là những mối lo thường trực của các doanh nghiệp chế biến trong sản xuất kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh hiện tại ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm trong tương lai, thúc đẩy doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng… để chiến thắng trong cạnh tranh.
Các đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và mức độ tranh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo có thể có được mức lợi nhuận cao nhất. Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại có xu hướng làm tăng cường độ cạnh tranh và làm giảm mức lợi nhuận của ngành. Cần phải nắm bắt được các loại sản phẩm, qui trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng, tiềm lực tài chính, chính sách giả cả, phân phối & marketing , nguồn nhân lực , quan hệ xã hội…của các doanh nghiệp đối thủ, điều này cho phép doanh nghiệp có thể dự báo được thị trường cũng như đưa ra được sách lược đầu tư phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh, giành ưu thế về mình trên thị trường.
- Sức ép từ phía khách hàng:
Thông thường doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi quy mô nhu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại và tiềm năng, lợi ích mong muốn, thị hiếu, khả năng thanh toán của khách hàng. Các doanh nghiệp thường quan tâm đến những thông tin này để định hướng tiêu thụ. Khách hàng là nhân tố quan trọng tác động tới quyết định đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
Áp lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ chống lại nhau trong việc làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, dẫn tới làm tổn hao mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy khách hàng cũng là nhân tố quan trọng tác động tới quyết định đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.
- Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế:
Các loại hàng có thể thay thế cho nhau nên dẫn đến cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng lên thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do mức giá cao nhất bị khống chế khi có sản phẩm thay thế nên sẽ làm hạn chế lợi nhuận tiềm năng của ngành. Vì vậy, các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
Các sản phẩm này mang tính khác biệt và tạo cho người mua sản phẩm có cơ hội lựa chọn đa dạng hơn, thị trường thực phẩm rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác
động làm giảm đi sự phát triển của các doanh nghiệp, thị phần suy giảm nên sẽ làm hạn chế lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. Phần lớn sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ, nên thường có ưu thế về mặt chất lượng và giá thành sản phẩm, mặc dù giá thành ban đầu có thể cao hơn so với các sản phẩm hiện có bán trên thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư vận dụng công nghệ mới vào chiến lược cạnh tranh của mình để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Sản phẩm bánh kẹo không phải là sản phẩm tiêu dùng chính hàng ngày nhưng nhu cầu về loại sản phẩm này luôn luôn thay đổi do đòi hỏi của người tiêu dùng. Những yêu cầu về sản phẩm có thể theo nhiều khuynh hướng khác nhau như: khuynh hướng sản phẩm tốt cho sức khoẻ, khuynh hướng sản phẩm thuận tiện cho nhu cầu sử dụng ở từng thời điểm và từng địa điểm khác nhau…Như vậy có thể nói, sản phẩm thay thế trong ngành sản xuất bánh kẹo mà các doanh nghiệp phải đối mặt là những sản phẩm được chế biến với với những nguồn nguyên liệu khác biệt có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
- Môi trường kinh doanh: Đó có thể là ảnh hưởng của môi trường pháp lý bao gồm luật và các văn bản dưới luật, các nhân tố như tình hình tăng trưởng kinh tế của quốc gia, của lĩnh vực sản xuất, tác động của các nhân tố kĩ thuật công nghệ, ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa xã hội, ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên…có tác động đến nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, lãi suất vay vốn, quan điểm kinh doanh của các doanh nghiệp, điều kiện đầu vào…