Khái niệm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. (Trang 37)

- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:

2.2.1.1 Khái niệm

Cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, hoạt động đầu tư trở thành một nhân tố không thể thiếu cho sản xuất, cho việc gia tăng nguồn lực cho nền kinh

tế. Nhiều nhà kinh tế học đã dưa ra những quan niệm khác nhau khi nhìn nhận vấn đề đầu tư; nhưng trước hết “Đầu tư được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó”.

Theo quan điểm doanh nghiệp: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh với mục tiêu thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận

Doanh nghiệp với tư cách là một nhà đầu tư trong nền kinh tế, tuỳ thuộc vào chức năng sản xuất kinh doanh của mình mà tiến hành các hoạt động đầu tư khác nhau: Đầu tư phát triển, Đầu tư thương mại, Đầu tư tài chính.

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là một bộ phận cơ bản của đầu tư phát triển, đó là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ, làm duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được tiến hành thông qua hình thức đầu tư vào các lợi thế của doanh nghiệp theo các chiến lược cạnh tranh đã đề ra nhằm đạt được hay hiếm lĩnh được thị phần hay thu được lợi nhuận mong muốn. Công cuộc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần dựa trên các công cụ cạnh tranh mà doanh nghiệp xây dựng trong chiến lược cạnh tranh của mình như về chất lượng sản phẩm, kênh phân phối hay là công nghệ…Đó là một quá trình có thời gian kéo dài trong nhiều năm với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng công cuộc đầu tư khá lớn. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị

DN phải có chiến lược, có kế hoạch đầu tư hợp lý để phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh của mình. Đổi mới MMTB để nâng cao chất lượng SP, cải tiến mẫu mã bao bì nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng, đồng thời giảm được mức tiêu hao nguyên vật liệu, tỷ lệ phế phẩm, giảm các chi phí kiểm tra, tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất cho DN. Tăng năng suất lao động- biện pháp cơ bản để hạ giá thành- chỉ có

thể có được nhờ hiện đại hoá MMTB kết hợp với cách tổ chức sản xuất khoa học và đội ngũ công nhân lành nghề. DN cũng có thể sử dụng công cụ khuếch trương SP đối với thị trường như hạ giá bán, khuyến mại, quảng cáo…để người tiêu dùng biết đến…từ đó khuếch trương, tạo hình ảnh đẹp về DN trong xã hội, nổi danh thương hiệu, gia tăng uy tín cho DN, đẩy DN tới vị trí cao hơn trên thương trường.

Kết quả của đầu tư là sự gia tăng thêm về khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w