- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:
3.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan:
- Nguồn huy động vốn đầu tư của công ty còn hạn chế
- Thiếu ý thức tinh thần trách nhiệm của một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, gây trì trệ trong công việc. Thiếu một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong hoạt động marketing.
- Chưa có giải pháp cụ thể để hạn chế rủi ro trong hoạt động đầu tư 3.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
- Sự biến động của các mặt hàng nhập ngoại đầu vào ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm
- Tính thời vụ trong sản xuất kinh doanh thực phẩm bánh kẹo rất lớn ( trung thu, tết..), vấn đề bổ sung nguồn lao động phổ thông thường gặp rất nhiều khó khăn. Mấy năm gần đây tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động khó khăn: lạm phát cao, giá lương thực thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, giá nhà cho cũng thuê tăng mạnh dẫn tới đời sống của công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Rất đông chuyển dịch về khu công nghiệp các tỉnh như Bắc Ninh, Hà Nam…nên nhà máy tại Hà Nội thường xuyên thiếu lao động.
- Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài và trong nước như Big C, Metro, wallmart, hapro, coopamart, Viettel…đầu tư mạnh vào thị trường bán lẻ nên để xâm nhập được thì cần mức chiết khấu cao và nguồn tín dụng lớn.
- Công tác bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam còn yếu kém, Các công ty tư nhân, các làng nghề như La phù, Nam Định, nhái mẫu mã hàng hóa, giá rẻ, chất lượng sản phẩm không đảm bảo…ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng và uy tín của công ty
- Sức mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào mức thu nhập, có sự chênh lệch khá lớn về mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ ĐẾN 2015
4.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỦA CÔNG TY
4.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2015
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi công ty phải có chiến lược và định hướng đúng đắn, linh hoạt trong từng giai đoạn với mục tiêu phát triển cụ thể để công ty phấn đấu và cố gắng thực hiện để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất và nâng cao được năng lực cạnh tranh. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo thể hiện như sau:
Tập trung nghiên cứu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, phát huy các mặt hàng truyền thống mà Công ty có thế mạnh, khai thác hiệu có quả tiềm năng đất đai nhà xưởng và các nguồn lực có sẵn để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của Công ty.
Mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển hoạt động theo cả chiều rộng và chiều sâu. Nâng cao chất lượng SP, bao bì, mẫu mã để có đủ khả năng cạnh tranh được với các SP nhập ngoại và hướng tới xuất khẩu.
Khai thác mọi tiềm năng thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng SP. Tổ chức huy động vốn, đảm bảo đầy đủ vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ cán bộ trẻ có đủ năng lực, trình độ, tay nghề đáp ứng được yêu cầu công việc trong từng giai đoạn phát triển của Công ty. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của công ty, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Chú trọng công tác điều tra nghiên cứu, dự báo thị trường. Duy trì và tổ chức lại hệ thống kênh phân phối theo hướng cung cấp SP đến tay người tiêu dùng. Nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở Bakery hiện tại. Đồng thời mở thêm một số cơ sở ở những vùng có tiềm năng phát triển, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Nam.
Thực hiện đổi mới công tác quản trị để nâng cao chất lượng và hiệu quả điều hành. Trên cơ sở những định hướng chung đó, Công ty đã đề ra những mục tiêu cụ thể cần thực hiện như sau:
- Đến năm 2015, Huunghifood trở thành một trong 10 công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam
- Số 1 và làm chủ thị trường bánh mỳ mặn tại miền bắc và miền trung. Mở rộng thị trường miền nam, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống phân phối tại các tỉnh thành miền nam.
- Xây dựng được thành công 3 nhãn hiệu bánh cookies và cracker và wafer - Hoàn thiện và liên kết thành công nhãn hiệu “Lương khô -thực phẩm chức năng”
- Xây dựng được hệ thống bakerry tại Hà Nội và các tỉnh phía bắc
- Mở và hoàn thiện hệ thống phân phối tại Trung quốc cho nhãn hàng bánh trứng nướng.
- Đầu tư thị trường xuất khẩu, tiếp cận thị trường nam phi, nga, negenia…. - Đến năm 2020 phấn đấu trở thành Tập đoàn Thực phẩm – Dịch vụ hàng đầu Việt Nam.
- Di dời nhà máy tại 122 Định Công: thời điểm di dời 2013: Giai đoạn 1: năm 2012 thuê đất và xây dựng nhà xưởng; Giai đoạn 2: năm 2013 di dời thiết bị từ nhà máy, nhà xưởng, mở năng lực sản xuất
4.1.2 Chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển DN không còn con đường nào khác là sản xuất kinh doanh có lãi và tăng khả năng tích lũy nhằm tái sản xuất mở rộng. Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị đã không ngừng cố gắng
đưa SP của mình đến với người tiêu dùng và giờ đây thương hiệu Hữu Nghị đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Ngày nay trước xu thế toàn cầu hóa, Công ty không những đã thích nghi được với môi trường mới mà còn thay đổi cho phù hợp hơn, tận dụng những cơ hội mà thị trường mang lại cũng như kịp thời đối phó với những thách thức.
Biết được cơ hội cũng như thách thức mà thị trường đưa lại, trên cơ sở phân tích, đánh giá thị trường Công ty đã đề ra định hướng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với tầm nhìn và kế hoạch chiến lược phát triển của công ty, chiến lược ngày cũng phải phù hợp với điều kiện và đặc thù của công ty, cụ thể như sau:
Tiếp tục thực hiện chiến lược khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm, tập trung sản xuất các mặt hàng truyền thống, tập trung nguồn lực phát triển ổn định sản xuất kinh doanh, nhằm giữ vững thị phần mà mình đang nắm giữ.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu các SP mới nhằm đa dạng hóa SP, tạo ra những mặt hàng có giá trị dinh dưỡng cao và hướng tới xuất khẩu, cải tiến mẫu mã bao bì SP, loại bỏ những SP đã lỗi thời.
Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường tiềm năng, khai thác thêm thị trương mới, nâng cao chất lượng công tác tiêu thụ SP.
Đầu tư trang bị mới MMTB, dây chuyền sản xuất, đầu tư cải tiến bao bì mẫu mã nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đầu tư thêm cho việc nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, tạo ra những SP mới có sự khác biệt và phù hợp với người tiêu dùng. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các SP của Công ty, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, khẳng định được uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường.
Đầu tư mạnh hơn vào hoạt động marketing nhằm tăng sản lượng bán ra, củng cố và mở rộng hệ thống phân phối, đại lý bán hàng.
Không ngừng đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân, trình độ của cán bộ côn nhân viên và năng lực của các nhà quản lý.
4.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
4.2.1 Xu hướng phát triển của ngành chế biến thực phẩm và sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam thời gian tới bánh kẹo ở Việt Nam thời gian tới
4.2.1.1 Đặc điểm kinh tế và xu hướng tiêu dùng thực phẩm và bánh kẹo
Dân số với quy mô lớn và cơ cấu dân số trẻ khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Theo báo cáo của ACNelsel tháng 8/2010, 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng sử dụng nhiều bánh kẹo hơn cha ông họ trước kia. Ngoài ra, thói quen tiêu dùng bánh kẹo tại thành thị trong khi tỉ lệ dân cư khu vực này đang tăng dần lên (từ 20% lên 29,6% dân số) có thể khiến cho doanh số thị trường bánh kẹo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Ngành thực phẩm và bánh kẹo Việt Nam có thị trường rộng lớn và tiềm năng tăng trưởng, có hai yếu tố tác động mạnh tới nhu cầu SP:
- Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập của người tiêu dùng tăng thì nhu cầu của các SP thực phẩm, bánh kẹo càng lớn, đặc biệt là bánh kẹo cao cấp và các SP dinh dưỡng cao
- Cải tiến mẫu mã SP: Tuy SP bánh kẹo là SP không thể thay thế được trong các dịp lễ tết, tuy nhiên việc cải tiến SP tác động tích cực tới khả năng tiêu thụ SP.
+ Xu hướng phát triển của ngành chế biến thực phẩm
Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở các thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014 sẽ tăng 67,3%, riêng trong năm 2014, mức tiêu dùng này ước tính đạt 426.997 tỷ đồng. Mức tiêu thụ bình quân theo đầu người ước đạt 56,4% (tương đương 4.537.628 đồng) vào năm 2014.
Tuy nhiên tính theo GDP thì mức tiêu dùng thực phẩm có thể sẽ giảm nhẹ từ 15,5% (năm 2009) xuống 14,8% (năm 2014). Điều này cho thấy thu nhập của người dân tăng nhưng ở mức tương đối chậm. Nền kinh tế phát triển cộng với dòng vốn
đầu tư vào các ngành thực phẩm, đồ uống và công nghiệp bán lẻ tăng sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm. Trong ngắn hạn, giá cả các mặt hàng thực phẩm dự báo vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên mức giá thấp mà các nhà bán lẻ áp dụng hiện này vẫn cao hơn rất nhiều so với khả năng tài chính của người tiêu dùng trung bình ở nông thôn.
Với đà tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5%/năm trong suốt 10 năm qua, lực lượng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam kéo theo nhu cầu tiêu dùng về ẩm thực tăng lên nhanh chóng. Tất nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nhưng chính phủ Việt Nam đã tìm ra các giải pháp phù hợp giúp nền kinh tế duy trì ổn định. Gần đây BMI đã có đánh giá lạc quan hơn về mức tăng trưởng của Việt Nam đạt 4,4% so với dự báo ban đầu là 2,9%. Việt Nam sẽ trở về quỹ đạo tăng trưởng vào năm 2011 do đặc điểm hiện nay của Việt nam là dân số trẻ và mật độ tăng cao nên Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ tiềm năng về các sản phẩm đồ uống và thực phẩm có thương hiệu trong trung hạn.
Từ năm 2014, tăng cường đầu tư vào nông nghiệp sẽ giúp cải thiện mức sống của người dân ở vùng ngoại ô. Tuy nhiên, các ngành chế biến trong nước cũng cần phải được quan tâm cải thiện hơn nữa nhằm góp phần giúp ngành nông nghiệp đạt được những thành công và tiềm năng hơn nữa. Điều này sẽ dẫn đến áp lực giảm nhập khẩu một số mặt hàng xa xỉ như sôcôla, từ đó giúp nền kinh tế Việt Nam giảm nguy cơ thâm hụt tài khoản vãng lai.
Việc mở rộng quy mô ngành công nghiệp bán lẻ đang diễn ra mạnh mẽ sẽ kéo theo mức tiêu thụ thực phẩm bình quân theo đầu người tăng cũng như cạnh tranh về giá tại các đại lý. Như vậy, tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm phụ thuộc vào khả năng khai thác sức mua ở vùng nông thôn của chính phủ cũng như khả năng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng từ các nhà bán lẻ hiện đại cộng với yếu tố quyết định sức mua là giá cả.
Bảng 4.1 Triển vọng tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014
Tiêu dùng thực phẩm Tỷ
USD 16,75 19,13 21,75 24,75 Tiêu dùng thực phẩm bình quân theo
đầu người USD 185,3 208,8 234,3 263,1
Tổng tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm 14,19 11,16 10,62 10,58 Tăng trưởng lượng tiêu dùng thực
phẩm bình quân đầu người 12,66 9,68 9,17 9,09
Tiêu thụ thực phẩm %GDP 15,14 15,1 14,91 14,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt nam, BMI)
+ Xu hướng phát triển của ngành bánh kẹo:
Ngành công nghiệp bánh kẹo Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh cho đến năm 2014. Theo dự báo của BMI, mức tăng trưởng của ngành này đạt trên 17% về doanh số bán hàng và 44,7% về giá trị doanh số bán hàng. Việc tăng các khoản thu nhập sau thuế (thu nhập khả dụng) sẽ kích thích người tiêu dùng chi tiêu vào loại hàng hoá không thiết yếu này, đồng thời việc quảng cáo các nhãn hiệu phương tây ngày càng tăng và thói quen tiêu dùng cũng đẩy mạnh sự tăng trưởng của ngành này. Trong đó, thói quen mua sắm của người tiêu dùng là yếu tố chính ảnh hưởng đến doanh số bán hàng khi thị hiếu người tiêu dùng hướng vào những nhãn hiệu có giá trị gia tăng này, kéo theo giá bán tăng lên. Các công ty Bánh kẹo Orion và Lotte của Hàn Quốc đang có kế hoạch đầu tư vào ngành công nghiệp này tạo ra những sản phẩm sáng tạo, tiếp tục chiến dịch marketing và các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh.
Trong khi đó, Việt Nam hiện đang đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp cacao, điều này rất có lợi cho ngành bánh kẹo. Nhiều nước trong khu vực có mức tăng trưởng GDP từ trung bình đến cao dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm thượng hạng tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, hiện nay ngành sản xuất cacao trong khu vực lại chưa thực sự đáp được nhu cầu này nên vẫn phải nhập khẩu cacao cũng như các mặt hàng có giá trị gia tăng từ nước ngoài. Sự lớn mạnh của ngành công nghiệp cacao
trong khu vực sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho những nông dân trồng cacao mà còn làm tăng các cơ hội đầu tư vào ngành chế biến cacao và gia tăng giá trị. Hơn nữa, các nước lân cận cũng sẽ tiếp cận với nguồn cung cấp cacao có giá trị gia tăng với mức giá rẻ tương đối rẻ. Nhìn chung việc đáp ứng những nhu cầu đối với những loại hàng hóa xa xỉ này không chỉ cho thấy đà tăng trưởng kinh tế mạnh mà còn góp phần cải thiện các mối quan hệ thương mại trong khu vực và thu hút đầu tư nhiều hơn.
Bảng 4.2 Số lượng và doanh số bán hàng bánh kẹo tại việt nam giai đoạn 2011 - 2014
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014
Doanh số bán hàng bánh kẹo Ngàn tấn 103,9 107,6 111,6 116 Tăng trưởng doanh số bán hàng bánh kẹo Tấn 3,5 3,58 3,67 3,99 Doanh số bán hàng – kẹo socola Triệu
USD
159,8 180,7 204 231,5 Doanh số bán hàng – kẹo ngọt - 134 146,1 159,7 175,3 Doanh số bán hàng – kẹo cao su - 23,95 25,12 26,39 27,76 Doanh số bán hàng – bánh kẹo - 317,8 351,9 390 434,6
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt nam, BMI)
4.2.1.2 Nguồn cung và sản lượng
Chủng loại các SP bánh kẹo trên thị trường khá đa dạng với các loại bánh bích quy, snack, kẹo, kem xốp, kem tươi... Các SP bánh kẹo truyền thông như mứt, omai và các loại bánh truyền thống khác.
Theo BMI, sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 là 97.000 tấn, năm