- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:
2.1.4 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có những công cụ cạnh tranh sau: a) Chất lượng và đặc tính sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của SP thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với công dụng của SP.
Chất lượng, đặc tính sản phẩm là công cụ cạnh tranh cơ bản và quan trọng mà doanh nghiệp chế biến thực phẩm thường sử dụng, do đặc điểm nguyên liệu đầu vào của chế biến thực phẩm phần lớn có nguồn gốc nông sản là tươi sống, khó bảo quản, dễ hư hỏng, mang tính mùa vụ cao, giảm chất lượng nếu không được bảo quản và chế biến kịp thời. Vì thế, việc sản xuất chế biến kịp thời các mặt hàng đó làm tăng tỉ lệ thu hồi chất có ích, tăng giá trị và chất lượng hàng hóa thỏa mãn tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng..., làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra chất lượng, đặc tính sản phẩm càng tỏ ra quan trọng hơn do đặc điểm sản phẩm thực phẩm chế biến phải tuân theo những yêu cầu cụ thể về vệ sinh an toàn thực phẩm.
nhau đảm bảo các chỉ tiêu quy định, hình dáng mầu sắc hấp dẫn. Với mỗi loại SP khác nhau, DN phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng SP, tập trung vào giải quyết toàn bộ chiến lược sản phẩm, tạo ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng với chất lượng tốt, làm cho sản phẩm thích ứng nhanh chóng với thị trường.
Nâng cao chất lượng SP có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh thể hiện trên các góc độ. Chất lượng SP tăng lên sẽ thu hút được khách hàng, tăng khối lượng hàng tiêu thụ, nâng cao uy tín doanh nghiệp và SP, mở rộng thị trường, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà DN đã đề ra.
b) Giá bán sản phẩm:
Cạnh tranh về giá là công cụ cạnh tranh mạnh và khá phổ biến, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp do đó với công cụ này các doanh nghiệp thường cẩn trọng khi sử dụng. Cơ sở đảm bảo cho cạnh tranh về giá chính là việc hạ giá thành sản phẩm. Với các doanh nghiệp thực phẩm, giá cả sản phẩm là một vấn đề làm cho doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu để có được chính sách giá tốt nhất nhằm cạnh tranh trên thị trường. Giá cả của SP thực phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các nguồn nguyên liệu đầu vào: một số mặt hàng chịu sự biến động của thị trường thế giới nên ảnh hưởng khá nhiều đến giá thành sản phẩm như bột mì, đường…
- Các chi phí sản xuất, bán hàng, xúc tiến bán hàng … của doanh nghiệp - Ngoài ra còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và các chính sách của chính phủ. Trong doanh nghiệp chế biến thực phẩm giá cả được ấn định có hệ thống phù hợp với hàng hóa hay dịch vụ bán hàng cho khách hàng, được căn cứ vào các mặt sau:
- Nhu cầu đối với sản phẩm: Sản phẩm thực phẩm rất đa dạng và phong phú, có nhiều sản phẩm thay thế, thời gian sử dụng không dài, hơn nữa nhu cầu của khách luôn thay đổi, do đó doanh nghiệp cần tính toán nhiều phương án giá ứng với mỗi loại giá là một lượng cầu. Từ đó chọn ra phương án có nhiều lợi nhuận nhất, có tính khả thi nhất.
lợi nhuận mục tiêu cần có những biện pháp để giảm giá thành sản phẩm, Giá thành phụ thuộc vào tính thời vụ của nông sản, chất lượng hàng nông sản nhận được. Tuy nhiên, không phải bao giờ giá bán cũng cao hơn giá thành, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhận dạng đúng thị trường cạnh tranh để từ đó đưa ra các định hướng giá cho phù hợp với thị trường.
Doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách để định giá:
Chính sách định giá thấp: là chính sách định giá thấp hơn thị trường để thu hút khách hàng về phía mình, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính lớn, phải tính toán chắc chắn và đầy đủ mọi tình huống rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp khi áp dụng chính sách giá này.
Chính sách giá cao: là chính sách định giá cao hơn giá thị trường hàng hóa. Chính sách này áp dụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm độc quyền hay các sản phẩm mới không bị cạnh tranh
Chính sách giá phân biệt: Nếu các đối thủ cạnh tranh chưa có mức giá phân biệt thì cũng là một thứ vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp
Chính sách phá giá: Giá bán thấp hơn giá thị trường thậm chí thấp hơn giá thành. c) Phương thức tiêu thụ sản phẩm:
Phương thức tiêu thụ hay phân phối giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với khách hàng, mở rộng thị trường. Đối với mỗi DN hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chức mạng lướt bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa SP hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng SP ấy nhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệu quả cao. Chính sách lập các kênh tiêu thụ sản phẩm đạt được các mục tiêu giải phóng nhanh chóng lượng hàng tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy sản xuất nhờ vậy có thể tăng nhanh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thông thường kênh tiêu thụ SP của DN được chia thành 4 loại sau:
Người sản xuất Người bán lẻ Người tiêu
dùng
Đại lý Người bán lẻ
Đại lý Người bán buôn Người bán lẻ
Hình 2.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
A: Kênh trực tiếp ngắn, từ DN đưa SP đến tay người tiêu dùng (NTD). B: Kênh trực tiếp dài ( từ DN tới người bán lẻ, sau đó đến tay NTD)
C: Kênh gián tiếp ngắn ( từ DN tới các đại lý, tiếp đó phân tới các người bán lẻ và sau cùng đến tay NTD)
D: Kênh gián tiếp dài ( từ DN tới các đại lý, người bán buôn, tiếp đó phân tới các người bán lẻ và sau cùng đến tay NTD)
Việc xem xét thu hẹp hay mở rộng mạng lưới tiêu thụ phụ thuộc vào chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở nghiên cứu về nhu cầu từng thị trường và triển vọng phát triển tại thị trường đó.
Phương thức tiêu thụ SP đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định đến sự sống còn của DN trên thị trường bởi vì nó tác động đến khả năng cạnh tranh của DN trên các khía cạnh sau:
- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách hàng tới SP của DN.
- Cải thiện vị trí hình ảnh của DN trên thị trường ( thương hiệu, chữ tín của DN) - Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.
A B
C D
d) Áp dụng khoa học kĩ thuật và quản lí hiện đại:
Nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng thực phẩm rất đa dạng và phong phú, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất phần nào tạo được lợi thế và