Đặc điểm kinh tế và xu hướng tiêu dùng thực phẩm và bánh kẹo

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. (Trang 95)

- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:

4.2.1.1Đặc điểm kinh tế và xu hướng tiêu dùng thực phẩm và bánh kẹo

Dân số với quy mô lớn và cơ cấu dân số trẻ khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Theo báo cáo của ACNelsel tháng 8/2010, 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng sử dụng nhiều bánh kẹo hơn cha ông họ trước kia. Ngoài ra, thói quen tiêu dùng bánh kẹo tại thành thị trong khi tỉ lệ dân cư khu vực này đang tăng dần lên (từ 20% lên 29,6% dân số) có thể khiến cho doanh số thị trường bánh kẹo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Ngành thực phẩm và bánh kẹo Việt Nam có thị trường rộng lớn và tiềm năng tăng trưởng, có hai yếu tố tác động mạnh tới nhu cầu SP:

- Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập của người tiêu dùng tăng thì nhu cầu của các SP thực phẩm, bánh kẹo càng lớn, đặc biệt là bánh kẹo cao cấp và các SP dinh dưỡng cao

- Cải tiến mẫu mã SP: Tuy SP bánh kẹo là SP không thể thay thế được trong các dịp lễ tết, tuy nhiên việc cải tiến SP tác động tích cực tới khả năng tiêu thụ SP.

+ Xu hướng phát triển của ngành chế biến thực phẩm

Theo dự báo của Tổ chức Giám sát Kinh doanh Quốc tế (BMI), tổng mức tiêu dùng thực phẩm ở các thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2009-2014 sẽ tăng 67,3%, riêng trong năm 2014, mức tiêu dùng này ước tính đạt 426.997 tỷ đồng. Mức tiêu thụ bình quân theo đầu người ước đạt 56,4% (tương đương 4.537.628 đồng) vào năm 2014.

Tuy nhiên tính theo GDP thì mức tiêu dùng thực phẩm có thể sẽ giảm nhẹ từ 15,5% (năm 2009) xuống 14,8% (năm 2014). Điều này cho thấy thu nhập của người dân tăng nhưng ở mức tương đối chậm. Nền kinh tế phát triển cộng với dòng vốn

đầu tư vào các ngành thực phẩm, đồ uống và công nghiệp bán lẻ tăng sẽ là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm. Trong ngắn hạn, giá cả các mặt hàng thực phẩm dự báo vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên mức giá thấp mà các nhà bán lẻ áp dụng hiện này vẫn cao hơn rất nhiều so với khả năng tài chính của người tiêu dùng trung bình ở nông thôn.

Với đà tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 7,5%/năm trong suốt 10 năm qua, lực lượng tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tại Việt Nam kéo theo nhu cầu tiêu dùng về ẩm thực tăng lên nhanh chóng. Tất nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu nhưng chính phủ Việt Nam đã tìm ra các giải pháp phù hợp giúp nền kinh tế duy trì ổn định. Gần đây BMI đã có đánh giá lạc quan hơn về mức tăng trưởng của Việt Nam đạt 4,4% so với dự báo ban đầu là 2,9%. Việt Nam sẽ trở về quỹ đạo tăng trưởng vào năm 2011 do đặc điểm hiện nay của Việt nam là dân số trẻ và mật độ tăng cao nên Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ tiềm năng về các sản phẩm đồ uống và thực phẩm có thương hiệu trong trung hạn.

Từ năm 2014, tăng cường đầu tư vào nông nghiệp sẽ giúp cải thiện mức sống của người dân ở vùng ngoại ô. Tuy nhiên, các ngành chế biến trong nước cũng cần phải được quan tâm cải thiện hơn nữa nhằm góp phần giúp ngành nông nghiệp đạt được những thành công và tiềm năng hơn nữa. Điều này sẽ dẫn đến áp lực giảm nhập khẩu một số mặt hàng xa xỉ như sôcôla, từ đó giúp nền kinh tế Việt Nam giảm nguy cơ thâm hụt tài khoản vãng lai.

Việc mở rộng quy mô ngành công nghiệp bán lẻ đang diễn ra mạnh mẽ sẽ kéo theo mức tiêu thụ thực phẩm bình quân theo đầu người tăng cũng như cạnh tranh về giá tại các đại lý. Như vậy, tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm phụ thuộc vào khả năng khai thác sức mua ở vùng nông thôn của chính phủ cũng như khả năng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng từ các nhà bán lẻ hiện đại cộng với yếu tố quyết định sức mua là giá cả.

Bảng 4.1 Triển vọng tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014

Tiêu dùng thực phẩm Tỷ

USD 16,75 19,13 21,75 24,75 Tiêu dùng thực phẩm bình quân theo

đầu người USD 185,3 208,8 234,3 263,1

Tổng tăng trưởng tiêu dùng thực phẩm 14,19 11,16 10,62 10,58 Tăng trưởng lượng tiêu dùng thực

phẩm bình quân đầu người 12,66 9,68 9,17 9,09

Tiêu thụ thực phẩm %GDP 15,14 15,1 14,91 14,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt nam, BMI)

+ Xu hướng phát triển của ngành bánh kẹo:

Ngành công nghiệp bánh kẹo Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh cho đến năm 2014. Theo dự báo của BMI, mức tăng trưởng của ngành này đạt trên 17% về doanh số bán hàng và 44,7% về giá trị doanh số bán hàng. Việc tăng các khoản thu nhập sau thuế (thu nhập khả dụng) sẽ kích thích người tiêu dùng chi tiêu vào loại hàng hoá không thiết yếu này, đồng thời việc quảng cáo các nhãn hiệu phương tây ngày càng tăng và thói quen tiêu dùng cũng đẩy mạnh sự tăng trưởng của ngành này. Trong đó, thói quen mua sắm của người tiêu dùng là yếu tố chính ảnh hưởng đến doanh số bán hàng khi thị hiếu người tiêu dùng hướng vào những nhãn hiệu có giá trị gia tăng này, kéo theo giá bán tăng lên. Các công ty Bánh kẹo Orion và Lotte của Hàn Quốc đang có kế hoạch đầu tư vào ngành công nghiệp này tạo ra những sản phẩm sáng tạo, tiếp tục chiến dịch marketing và các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh.

Trong khi đó, Việt Nam hiện đang đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp cacao, điều này rất có lợi cho ngành bánh kẹo. Nhiều nước trong khu vực có mức tăng trưởng GDP từ trung bình đến cao dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm thượng hạng tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, hiện nay ngành sản xuất cacao trong khu vực lại chưa thực sự đáp được nhu cầu này nên vẫn phải nhập khẩu cacao cũng như các mặt hàng có giá trị gia tăng từ nước ngoài. Sự lớn mạnh của ngành công nghiệp cacao

trong khu vực sẽ không chỉ đem lại lợi ích cho những nông dân trồng cacao mà còn làm tăng các cơ hội đầu tư vào ngành chế biến cacao và gia tăng giá trị. Hơn nữa, các nước lân cận cũng sẽ tiếp cận với nguồn cung cấp cacao có giá trị gia tăng với mức giá rẻ tương đối rẻ. Nhìn chung việc đáp ứng những nhu cầu đối với những loại hàng hóa xa xỉ này không chỉ cho thấy đà tăng trưởng kinh tế mạnh mà còn góp phần cải thiện các mối quan hệ thương mại trong khu vực và thu hút đầu tư nhiều hơn.

Bảng 4.2 Số lượng và doanh số bán hàng bánh kẹo tại việt nam giai đoạn 2011 - 2014

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014

Doanh số bán hàng bánh kẹo Ngàn tấn 103,9 107,6 111,6 116 Tăng trưởng doanh số bán hàng bánh kẹo Tấn 3,5 3,58 3,67 3,99 Doanh số bán hàng – kẹo socola Triệu

USD

159,8 180,7 204 231,5 Doanh số bán hàng – kẹo ngọt - 134 146,1 159,7 175,3 Doanh số bán hàng – kẹo cao su - 23,95 25,12 26,39 27,76 Doanh số bán hàng – bánh kẹo - 317,8 351,9 390 434,6

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt nam, BMI)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. (Trang 95)