Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa (Trang 35)

- Thiết kế bảng hỏ

1.3.1.Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại Mỹ

b. Mức độ nhận diện thương hiệu

1.3.1.Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại Mỹ

Được hình thành và phát triển trên 200 năm, hệ thống ngân hàng Mỹ có số lượng đáng kể và quy mô hoạt động của một số ngân hàng được xếp hàng đầu trong hoạt động ngân hàng trên thế giới. Về hoạt động các dịch vụ ngân hàng ở các NHTM Mỹ được hiểu là sự tập hợp của các sản phẩm và dịch vụ, mà các ngân hàng cung cấp cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động Marketing hỗn hợp thường được các ngân hàng sử dụng như:

Thứ nhất, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ rất sớm: Các ngân hàng thương mại Mỹ có khả năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính (full -service) và cung cấp các dịch vụ ngân hàng miễn phí được khởi xướng do Chính phủ nước này đã bắt đầu nới lỏng các luật lệ điều chỉnh kinh doanh ngân hàng làm hoạt động cạnh tranh giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng ngày càng gia tăng. Chính việc nới lỏng luật lệ điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng đã buộc các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải đi theo trào lưu cung cấp “miễn phí” một số dịch vụ ngân hàng cơ bản.

thẻ ATM của ngân hàng được khuyến khích bằng hình thức khi khách hàng sử dụng thẻ ATM của ngân hàng được giảm giá tại một số cửa hàng hay khi khách hàng chi vượt số dư với một hạn mức mà không tính lãi trong hai tuần.

Thứ ba, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển kênh phân phối hiện đại. Các NHTM tại Mỹ đã đầu tư khối lượng vốn lớn vào việc phát triển hệ thống phân phối ngân hàng hiện đại, tạo nên sức mạnh cạnh tranh về việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên phạm vi toàn cầu. Hệ thống kênh phân phối ngân hàng hiện đại bao gồm: Các chi nhánh tự động hóa hoàn toàn, Chi nhánh ít nhân viên, Ngân hàng điện tử (E-banking), Máy thanh toán tại điểm bán hàng, Ngân hàng điện thoại...Nước Mỹ tự hào cho ra đời các công cụ tài chính mới như quyền chọn mua, các nghiệp vụ kỳ hạn,...Nay nước Mỹ lại đi tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng tài chính thương mại quốc tế cho khách hàng qua mạng Internet. Tuy nhiên, việc phát triển những kênh phân phối này cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như trong việc thiết lập lòng tin đối với khách hàng. Do vậy, đến những năm 2000, các ngân hàng thương mại Mỹ vẫn coi mạng lưới chi nhánh là lựa chọn cố, lõi của ngân hàng và ngân hàng điện tử đơn thuần chỉ là sự lựa chọn bổ sung hỗ trợ cho mạng lưới chi nhánh.

Thứ tư, nhân sự các NHTM Mỹ đều rất chú trọng yếu tố này và mỗi ngân hàng đều có những đặc trưng riêng. Nhân viên ngân hàng được tuyển chọn và đào tạo kỹ về nghiệp vụ, cũng như phong cách phục vụ rất chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa (Trang 35)