Kênh phân phối dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa (Trang 62)

- Dịch vụ ngân hàng điện tử

2.2.5.Kênh phân phối dịch vụ

Kênh dịch vụ của Chi nhánh hiện gồm 2 hệ thống: kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp.

a. Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp tại Chi nhánh phục vụ các khách hàng được phân chia theo địa bàn gồm: Hội sở chi nhánh và 4 phòng giao dịch thuộc địa bàn Thanh Hóa. Các chi nhánh và phòng giao dịch này thực hiện đa dạng các dịch vụ như: gửi tiền, thanh toán, kiều hối, phát hành thẻ, cho vay …

Hệ thống kênh phân phối này chính là hệ tệ thống kênh phân phối chủ lực hướng đến tăng tăng số lượng khách hàng, cũng như doanh thu mang lại cho Chi nhánh.

Bảng 2.7: Số lượng điểm giao dịch của một số Ngân hàng trên địa bàn Thanh Hóa thời điểm 31/12/2012

Ngân hàng TM Chi nhánh cấp 1 PGD/QTKD/ĐGD

BAC A BANK 1 4

Ocenbank 1 0

TechcoBac A Bank ank 1 3

ACB 1 4 Sacom Bank 1 5 SHB 1 2 VP Bank 1 3 Martime Bank 1 2 VIB 1 3

(Nguồn: Báo cáo năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa)

Trên địa bàn Thanh Hóa Ngân hàng Bắc Á thuộc nhóm ngân hàng có số lượng kênh phân phối trực tiếp nhiều nhất so với các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn. Là một ngân hàng TMCP, Ngân hàng Bắc Á Thanh Hóa có thuận lợi rất lớn khi có một hệ thống kênh phân phối trực tiếp lớn làm tăng khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng.

Để hạn chế những bất lợi về số lượng điểm giao dịch trực tiếp, tháng 10/2011 dựa vào công nghệ hiện đại, Chi nhánh đã được lắp đặt 1 máy ATM mới và dự kiến đến cuối năm 2013 là 3 máy ATM. Hiện tại máy ATM này đáp ứng khá tốt về nhu cầu rút tiền mặt có thẻ ATM, tuy nhiên số lượng máy ATM còn ít và chưa chấp nhận thanh toán với thẻ Master, thẻ tín dụng quốc tế Visa… Đây là điểm yếu của máy ATM của Ngân hàng so với các loại máy khác trên địa bàn.

Hiện nay Bac A Bank là thành viên của Banknet, các chức năng của thẻ Bac A Bank - ATM đã và đang được Bac A Bank gia tăng nhiều dịch vụ tiện ích của một thẻ đa năng. Với những tiện ích của thẻ, sự lớn mạnh của hệ thống chấp nhận thanh toán cùng với các chủ trương lớn của Chính phủ về việc chi trả lương qua tài khoản, việc sử dụng thẻ ATM đang dần thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong dân cư, hướng đến sử dụng một phương tiện thanh toán hện đại và an toàn hơn. Theo xu hướng phát triển của nhu cầu này, Chi nhánh Thanh Hóa cần tiếp tục mở rộng hơn hệ thống kênh phân phối trực tiếp này trước hết ở một số địa bàn thích hợp, trình độ dân trí cao, có nhu cầu về thanh toán, chi tiêu. Đồng thời công tác tuyên truyên, khuyến khích khách hàng cũng cần phải phối hợp thực hiện.

Bàn đổi tiền là nơi được Ngân hàng Nhà nước cho phép làm dịch vụ đổi ngoại tệ, hiện nay Ngân hàng có 5 bàn đổi tiền thực hiện các giao dịch bao gồm:

- Bán đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trực tiếp làm dịch vụ đổi ngoại tệ (bàn trực tiếp).

- Bàn đổi ngoại tệ của các tổ chức khác, làm đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và được Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn cho phép làm đơn vị đổi ngoại tệ(bàn đại lý).

Như vậy, có thể nói hệ thống kênh phân phối gián tiếp của Chi nhánh trên thị trường vẫn còn khiêm tốn. Để khẳng định vai trò và vị trí của mình trên thị trường, Chi nhánh cần tiếp tục củng cố và phát triển có chọn lọc loại

hình kênh phân phối để tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng trên địa bàn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa (Trang 62)