Nhóm các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa (Trang 31)

- Thiết kế bảng hỏ

b. Mức độ nhận diện thương hiệu

1.2.4.1. Nhóm các nhân tố chủ quan

Trong kinh doanh ngân hàng, nhân tố chủ quan được cấu thành những nhân tố, yếu tố, lực lượng bên trong (nội bộ) và nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động Marketing và kinh doanh của ngân hàng.

- Nhận thức nhà lãnh đạo ngân hàng được thể hiện ở việc tạo lập bầu không khí làm việc, bao hàm phương cách mà nhà lãnh đạo ngân hàng hợp tác với những người lao động trong ngân hàng và mối quan hệ giữa những người lao động với nhau trong việc thực thi nhiệm vụ ngân hàng. Do vậy, phong cách làm việc của các nhà lãnh đạo của từng bộ phận trong ngân hàng nói riêng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động marketing. Một ngân hàng tạo được một bầu không khí làm việc tốt, lãnh đạo có tính cách hòa đồng, giao nhiệm vụ và thẩm quyền cho cấp dưới, tạo điều kiện khuyến khích nhân viên làm việc ... là yếu tố quan trọng đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của ngân

hàng. Ngược lại nhà lãnh đạo có phong cách độc tài, chỉ ra lệnh, không quan tâm đến điều kiện làm việc của nhân viên... sẽ là yếu tố cản trở việc thực hiện các hoạt động marketing của ngân hàng

- Nguồn nhân lực - tài sản quan trọng của mọi ngân hàng: Việc sử dụng internet ngày càng nhiều hiện nay đã cho phép người tiêu dùng dễ dàng trong việc so sánh nhà cung cấp, sản phẩm và giá cả làm cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc khác biệt hóa nên thay vì cạnh tranh bằng giá - các ngân hàng này có thể cạnh tranh bằng nhân viên. Nói cách khác không chỉ những nhân viên marketing mà tất cả các nhân viên của ngân hàng đều phải được huấn luyện, động viên phù hợp nhằm khơi dậy động lực làm việc. Để phát triển một lợi thế cạnh tranh bền vững thì ngân hàng phải hoạt động theo định hướng của khách hàng. Một ngân hàng có thể tập trung vào cung cấp dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng được xem là người có khả năng thành công cao nhất. Những nhân viên tạo ra sự hài lòng cho khách hàng sẽ hỗ trợ nhiều cho việc duy trì khách hàng và tạo ra một hình thể của một lợi thế cạnh tranh thực sự có tính lâu dài.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của ngân hàng, làm nền tảng quan trọng để nề tảng tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của ngân hàng qua hệ thống trụ sở, phòng giao dịch, máy móc,…Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một ngân hàng có hệ thống trụ sở, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm được bố trí hợp lý, nằm trong khu

vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao… và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Các yếu tố nội lực của ngân hàng bao gồm: nhận thức nhà lãnh đạo ngân hàng, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật,... Các yếu tố trên chẳng những là điều kiện đảm bảo cho hoạt động ngân hàng đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn là yếu tố nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing thì phải khai thác hết sức mạnh các nguồn nội lực ngân hàng bằng các chính sách, biện pháp marketing phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w