Process Quá trình tương tác dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa (Trang 25)

Quá trình tương tác dịch vụ Ngân hàng bao gồm tập hợp các hệ thống hoạt động với những tác động tương hỗ giữa các yếu tố, tác động tuyến tính giữa các khâu các bước của hệ thống trong mối quan hệ mật thiết với những quy chế, quy tắc, lịch trình và cơ chế hoạt động. Ở đó một sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cụ thể hoặc tổng thể được tạo ra và chuyển tới khách hàng.

Sản phẩm mới sẽ được đánh giá cao khi các khâu được chuẩn hóa và được thực hiện bài bản, giải quyết nhanh chóng hiệu quả.

Tóm lại, Marketing hỗn hợp dịch vụ ngân hàng bao gồm các yếu tố công cụ cùng phát huy, cùng tác động theo những mức độ khác nhau tùy theo mục tiêu chiến lược của một ngân hàng.Mỗi chính sách thuộc Marketing hỗn hợp được phối hợp một cách linh hoạt, sáng tạo để nhằm tạo ra Marketing hoàn thiện phát huy tác dụng tích cực. Chính vì thế khi thực hiện Marketing hỗn hợp dịch vụ ngân hàng cần hướng vào các nội dung cụ thể: Bảo đảm tính thích ứng, bảo đảm tính thống nhất, tạo nên sức mạnh cho Marketing hỗn hợp dịch vụ.

1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Quan điểm cơ bản về hiệu quả hoạt động Marketing hỗn hợp

Ngày nay, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả thì người ta vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. Bởi vì ở mỗi một lĩnh vực khác nhau, xem xét trên

các góc độ khác nhau thì người ta có những cách nhìn nhận và quan điểm khác nhau về vấn đề hiệu quả, thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì người ta thường gắn ngay tên của lĩnh vực đó liền ngay sau hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề hiệu quả hoạt động Marketing thì chúng ta xem xét vấn đề hiệu quả trên lĩnh vực kinh tế.

- Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi ngân hàng thì hiệu quả kinh tế bao gồm: hiệu quả lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp, hiệu quả sử dụng TSCĐ .... Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.

- Hiệu quả hoạt động Marketing hỗn hợp ngân hàng được hiểu là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu thỏa mãn tối đa các nhu cầu về vốn cũng như các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng đối với một hay nhiều nhóm khách hàng mục tiêu đã được lựa chọn thông qua các chính sách nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận.

1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing của ngânhàng thương mại hàng thương mại

a. Phương pháp chung

So sánh trước, trong, và sau thực hiện hoạt động Marketing. Nếu sau thực hiện hoạt động Marketing doanh số tăng hơn trước nhiều thì hoạt động Marketing có hiệu quả.

b. Phương pháp điều tra khách hàng

Nhằm xem xét những phản ứng của khách hàng đối với chương trình để có những điều chỉnh thích hợp. Phương pháp điều tra khách hàng được thực hiện như sau:

Bước đầu tiên là phải tính cỡ mẫu, áp dụng công thức tính:

Do tính chấtp q+ =1, vì vậy p q. sẽ lớn nhất khi p q= =0,5nên p q. =0, 25. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số cho phép là e = 7%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất:

Địa bàn nhóm hướng vào điều tra

tập trung chủ yếu là trung tâm thành phố Thanh Hóa cũng là nơi chi nhánh các ngân hàng tập trung đông nhất.

Cách thức thu thập số liệu sơ cấp thông qua phát 196 bảng hỏi. Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng tỷ lệ và đã tiến hành điều tra 200 bảng hỏi để đề phòng tình trạng số lượng bảng hỏi thu về không đủ số lượng mà mẫu yêu cầu. (“Theo Roscoe 1975-Cỡ mẫu 30..500 là phù hợp cho nhiều nghiên cứu”)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Thanh Hóa (Trang 25)