- Thiết kế bảng hỏ
b. Mức độ nhận diện thương hiệu
1.2.4.2. Nhóm nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố khách quan trong kinh doanh ngân hàng được cấu trúc từ các nhân tố, các điều kiện ràng buộc bên ngoài ngân hàng, mà về nguyên lý ngân hàng không có khả năng kiếm soát như chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa…
- Môi trường chính trị và pháp luật: Những thay đổi trong các quy định luật pháp về quản lý ngân hàng là điều kiện thúc đẩy sự cạnh tranh trong các lĩnh vực ngân hàng đặc biệt trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Việc thực thi 2 luật về ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã mở ra một thời kì mới cho các tổ chức tín dụng. Từ đó làm xuất hiện nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới ra đời và phát triển mạnh mẽ như cho vay tiêu dùng, dịch vụ bảo lãnh thanh toán,thẻ ATM. Điều đó khiến cho danh mục sản phẩm của các Ngân hàng thay đổi theo hướng phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Môi trường pháp luật tạo cơ sở pháp lý ràng buộc và tác động đến việc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Việc nắm chắc luật và những thay đổi quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động ngân hàng đúng pháp luật và đưa ra những quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
marketing ngân hàng.
- Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư. Khi nền kinh tế trong nước suy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát, thất nghiệp tăng cao thì nhu cầu đối với các sản phẩm tài chính cũng suy giảm, môi trường kinh doanh không thuận lợi. Đây cũng là những yếu tố làm hoạt động marketing ngân hàng phát triển chậm. Ngược lại, khi nền kinh tế trong nước ở giai đoạn tăng trưởng thì sẽ là cơ hội tốt cho các hoạt động marketing ngân hàng. Do vậy bộ phận Marketing ngân hàng phải nắm bắt kịp thời sự biến động trên thị trường để đưa ra các phương thức hoạt động mới phù hợp với biến động môi trường kinh doanh.
- Môi trường văn hóa - xã hội được hình thành từ những tổ chức và các nguồn lực khác nhau có ảnh hưởng cơ bản đến giá trị xã hội như cách nhận thức, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, lối sống, thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ, sự hiểu biết của dân chúng về hoạt động ngân hàng.Ví dụ ở Việt Nam người dân có thói quen tiêu tiền mặt, do vậy việc phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt(thẻ ATM) gặp nhiều khó khăn. Việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa - xã hội để xác định rõ các tác động của chúng tới hành vi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và lựa chọn ngân hàng của khách hàng.
- Khách hàng: có thể nói khách hàng là nhân tố sống còn của sự phát triển một Ngân hàng. Trước đây các ngân hàng thường chú trọng các doanh nghiệp quốc doanh. Trong những năm gần đây, các đối tượng là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ được các ngân hàng chú ý và là tập khách hàng tiềm năng của nhiều ngân hàng. Sự chuyển hướng ngày rất phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế Việt Nam. Chính vì thế, khi đối tượng khách hàng được chú ý mở rộng, thì các giải pháp Marketing hỗn hợp sẽ dần thay đổi để
tác động hiệu quả đến nhiều đối tượng khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh: đây cũng là một nhân tố quan trọng trong việc xác lập và lựa chọn các biến số marketing hỗn hợp. Tại Việt Nam khi hệ thống Ngân hàng hai cấp ra đời. Chính vì thế, trong những năm tới đây, môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Để giành thắng lợi, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải xây dựng hoàn thiện chính sách kinh doanh, chính sách Marketing hỗn hợp để phân tích, đánh giá, nhận định đối thủ cạnh tranh chủ yếu, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của họ để có những quyết sách phù hợp.