Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 93)

- Phổ biến, công khai các văn bản pháp qui do các cơ quan Trung ương ban hành

3.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực

Với số lượng hơn 1 vạn doanh nghiệp thành lập mới hàng năm, và hơn 4 vạn doanh nghiệp đang hoạt động và mở rộng sản xuất, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp Hà Nội là rất lớn. Cùng với sự phát triển chung của cả nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động của Thành phố đòi hỏi ngày càng cao về tay nghề, kĩ năng của người lao động. Thời gian tới, chi phí lao động của Hà Nội chắc chắn sẽ không còn là lợi thế của chúng ta, thì chất lượng tay nghề lao động sẽ là yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh , môi trường đầu tư của Thành phố. Hà Nội cần xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng lao động là nhiệm vụ chiến lựơc, có tính sống còn để Hà Nội nâng cao năng lực cạnh tranh và làm đầu tàu cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong điều kiện hội nhập. Phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa tích cực, là thông điệp mạnh mẽ chuyển tới các nhà đầu tư tiềm năng về cam kết của thành phố về khả năng cung ứng lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

- Tiếp tục triển khai Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao hiệu quả của chương trình trên cơ sở thực hiện kế haọch 5 năm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định sú 143/2004/QĐ-TTg.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực cho cả lực lượng lao động sẵn có và lao động dự bị, đáp ứng yêu cầu hiện tại, đồng thời phù hợp với định hướng ưu tiên phát triển các ngành sử dụng công nghệ cao, trình độ cao của Thành phố. Chương trình đào tạo cần nghiên cứu xây dựng và phát triển trên cơ sở nhu cầu lao động của từng ngành kinh tế, tập trung vào chương trình dạy nghề, giúp phần nào giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.

- Hoàn thiện qui hoạch mạng lưới hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn làm cơ sở đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các trường dạy nghề trên địa bàn. Khuyến khích, ưu tiên xây dựng các trường có đầy đủ trang thiết bị phục vụ đào tạo những ngành nghề sử dụng công nghệ cao đáp ứng được yêu cầu phát triển thành phố.

- Phối hợp với Trung ương, tăng cường tổ chức hợp tác với nước ngoài để đào tạo, nâng cao, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề.

- Phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, các sơ quan Trung ương, các viện, trường triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo lãnh đạo cấp cao cho các doanh nghiệp Hà Nội, trang bị tầm nhìn và những kiến thức mới trong môi trường toàn cầu hóa. Xây dựng chương trình và tổ chức các khóa đào tạo giám đốc điều hành cho doanh nghiệp với sự tham gia của các chuyên gia, các giám đốc điều hành có kinh nghiệm và uy tín trong nước và trong khu vực.

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo, cập nhật bổ sung kiến thức cho các nhân viên, người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quá trình đào tạo lao động cần chú ý giáo dục ý thức, kỉ luật lao động, hiểu biết của lao động về quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp

của mình thông qua việc cải cách chương trình dạy học tại các chuyên nghiệp dạy nghề.

- Cung cấp và cập nhật thông tin thường xuyên về các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; nhu cầu hợp tác cũng như nhu cầu về các đầu vào sản xuất của họ khuyến khích doanh nghiệp tham gia hợp tác đầu tư, làm nhà thầu phụ, cung cấp nguyên phụ kiện cho các công ty, tập đoàn doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w