Thực trạng cơ sở hạ tầng của Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 74 - 77)

Chương 2: Thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nộ

2.3.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng của Thành phố Hà Nộ

Bên cạnh 10 chỉ số thành phần PCI, như Chương 1 đã nói, năm 2008 VCCI bổ sung nghiên cứu thêm chỉ số “ Cơ sở hạ tầng” và “ CNTT và truyền thụng”. Đây là hai chỉ số liên quan đến cơ sở hạ tầng của mỗi địa phương, Do đây là năm đầu tiên nghiên cứu, số liệu thống kê chỉ có tính mô tả thực trạng tại thời điểm hiện tại. Khác với chỉ số PCI gốc, chỉ số mới này không phải là thước đo đánh giá chất lượng diều hành kinh tế của mỗi Tỉnh, Thành phố , do nhiều chỉ tiêu cấu thành nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Tuy vậy, nó cũng là một công cụ giỳp cỏc nhà lãnh đạo địa phương cú cỏc ưu tiên về chính sách phát triển.

Đối với Hà nôi, mặc dù có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, về lịch sử phát triển, nhưng theo chỉ số: “Cơ sở hạ tầng, bao gồm cả cảng/ sân bay” năm 2008 Thành phố chỉ xếp vị trí gần cuối nhóm Tốt, thứ 10/64; TP Hồ Chí Minh xếp ở vị trí 3/64; đứng đầu là Đà Nẵng.

Chỉ tiêu “Chất lượng và tỷ lệ lấp đầy khu/ cụm công nghiệp”: Theo số liệu thống kê, đến nay Thành phố có 5 khu Công nghiệp, xếp vị trí thứ 6 (Thành phố Hồ Chí Minh xếp vị trí thứ 2 với 15 khu); tỷ lệ lấp đầy các khu của Hà Nội là 74,2% (Vị trí 7), cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh (Vị trí 17 với tỷ lệ 32,14%). Nhưng theo khảo sát Doanh nghiệp chất lượng cũng như khả năng lấp đầy các khu công nghiệp là cao (trong khi Thành phố Hồ Chí Minh là 32,14%). Đánh giá theo chỉ tiêu này, Hà Nội xếp vị trí thứ 15/64 (Thành phố Hồ Chí Minh - vị trí thứ 4).

Chỉ tiêu “Chất lượng đường giao thông và chi phí vận chuyển”: Mặc dù Hà Nội có tỷ lệ đường rải nhựa khá cao (95,7%), đứng vị trí thứ 4/64, không cách xa cảng biển Hải phòng (trong khi 30% chênh lệch về chi phí vận chuyển giữa các Tỉnh là do khoảng cách từ trung tâm Tỉnh đến một trong 3 cảng chính), chi phí vận chuyển container xuống cảng biển chỉ khoảng 04triệu đồng (đứng vị trí thứ 8/64), song Hà Nội lại không phải là một trong những Tỉnh dẫn đầu về chất lượng đường giao thông và chi phí vận chuyển, xếp vị trí 24/64 (đứng đầu là Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đà Nẵng). Lý do ở đây ở chỗ, theo đánh giá của Doanh nghiệp, giá trị thiệt hại do hư hỏng hàng hoỏ trờn đường vận chuyển tại Hà Nội là khá cao (giá trị trung vị 49,3 triệu đồng, đứng ở vị trí 52/64. Thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí 39). Có điều khá thú vị, Doanh nghiệp ở Hà Nội có khoảng 8,22 ngày không thể đến trung tâm Thành phố do mưa lũ, còn cao hơn cả các Tỉnh phía Bắc , như Lạng Sơn (3,39 ngày), Hà Giang (5,12 ngày), Tuyên Quang (6,5 ngày). Theo chỉ tiêu này Hà Nội xếp vị trí thứ 39/64, cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh xếp vị trí 47.

Chỉ tiêu “Dịch vụ công ích: điện, viễn thụng” đánh giá trờn cỏc tiờu chỉ, như giá điện, số giờ mất điện, số giờ bị cắt dịch vụ điện thoại, chất lượng viễn thụng… Điều đáng ngạc nhiên ở đây, mặc dù là Thủ đô, là nơi được ưu tiên phát triển dịch vụ điện cũng như dịch vụ viễn thông, nhưng theo đánh giá của Doanh nghiệp, Hà Nội xếp vị trí 56/64 về chất lượng dịch vụ công ích này (Thành phố Hồ Chí Minh – 57). Số giờ mất điện ở Hà Nội là khá cao 45,42 giờ ( Thành phố Hồ Chí Minh – 34,48 giờ); số giờ bị cắt dịch vụ điện thoại 11,58 giờ (Thành phố Hồ Chí Minh – 12,27 giờ).

Chỉ tiêu “Cơ sở hạ tầng lớn: cảng/ sân bay” : Do đây là những công trình của trung ương trên địa bàn các Tỉnh, nên Hà Nội cũng như một số Thành phố lớn khác có ưu thế rõ về chỉ tiêu này. Hà Nội xếp vị trí thứ 5.

Theo chỉ số “ Sẵn sang cho phát triển và ứng dụng CNTT- TT” Hà Nội đứng sau TP Hồ Chí Minh, và chiếm 2 vị trí đầu tiên trong cả nước . Hà Nội xếp vị trí thứ nhất ở 4 chỉ tiêu: Tỷ lệ Doanh nghiệp có hộp thư điện tử, mức độ thiết bị và phần cứng

sử dụng trong lĩnh vực công nghệ, trường học, cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực cần thiết để đào tạo công nghệ, môi trường tổ chức và chính sách CNTT- TT. Về chỉ tiêu ứng dụng CNTT-TT là chỉ tiêu đánh giá quy mô và tính hiệu quả trong sử dụng CNTT, Hà Nội đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của Hà Nội còn những bất cập, có một số yếu tố vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu Doanh nghiệp, như chất lượng cung cấp điện, cung cấp dịch vụ viễn thông, song nếu so sánh với 63 Tỉnh, Thành phố khác, Thành phố có nhiều mặt mạnh, như vị trí địa lý, đường xá, CNTT. Đây là những thuận lợi giúp Hà Nội là một trong những Tỉnh , Thành phố có môi trường hấp dẫn nhất cả nước, là một điểm đến của các nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước. Theo chỉ số tổng hợp về môi trường đầu tư được tính toán trên cơ sở chuẩn hoá chỉ số PCI, chỉ số cơ sở hạ tầng, chỉ số CNTT và truyền thông , năm 2008 Hà Nội xếp vị trí thứ 3/64 Tỉnh , Thành phố trong cả nước, thấp hơn Tỉnh Bình Dương (vị trí 1) và TP Hồ Chí Minh (vị trí 2).

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w