Khuyến khích phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 104 - 107)

- Phổ biến, công khai các văn bản pháp qui do các cơ quan Trung ương ban hành

3.2.9.Khuyến khích phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp

trên địa bàn Thành phố và Vùng Thủ đô; phối hợp với các sở, ban ngành .. trả lời các câu hỏi, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp. Phối hợp với các cơ quan Trung ương đào tạo, xây dựng đội ngũ luật sư có trình độ để có thể tư vấn, giúp đỡ doanh nghiệp trong các vụ kiện thương mại quốc tế. Triển khai hiệu quả dự án “Vườn ươm doanh nghiệp”.

3.2.9. Khuyến khích phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hộidoanh nghiệp doanh nghiệp

- Khuyến khích thành lập và nâng cao vai trò của các hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp- xã hội của Thành phố. Tạo thuận lợi để các hiệp hội, như hiệp hội công thương Thành phố, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Câu lạc bộ các doanh nghiệp trẻ… tham gia tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế thủ đô, thực sự trở thành cầu nối, kênh trao đổi thông tin kịp thời, chính xác giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời tạo ra sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệpThủ đô với các doanh nghiệp địa phương khác và các nước trong khu vực, trên quốc tế. Ý kiến đánh giá, phản biện của các hiệp hội chính là kênh thông tin quan trọng giúp cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, sửa đổi, bãi bỏ hoặc điều chỉnh các qui định về thủ tục hành chính không còn phù hợp.

Nghiên cứu lộ trình từng bước chuyển giao những dịch vụ công mà Thành phố đang thực hiện cho hội, hiệp hội đảm nhiệm theo trình độ năng lực của từng hiệp hội, phù hợp với thực tế của Hà Nội.

- Xây dựng và mở rộng hệ thống đối ngoại doanh nghiệp nhằm tăng cường trao đổi thông tin giữa hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan quản lí Nhà nước; tiếp nhận và trả lời trực tiếp các vướng mắc, kiến nghị, giảm thiểu thời gian chi phí cho cả doanh

nghiệp và Nhà nước. (Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức xây dựng hệ thống này với gần 1.100 thành viên, trong đó có 22 hiệp hội)

- Hỗ trợ chuyên gia, kinh phí trong thời gian đầu hoạt động để các hiệp hội thực sự lớn mạnh và phát triển. Phối hợp cựng cỏc hiệp hội xây dựng chương trình hoạt động phong phú, hiệu quả, thu hút được nhiều hội viên doanh nghiệp tham gia; cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thông qua hình thức đa dạng, như tổ chức hội thảo, đào tạo, xuất bản các bản tin tháng và trên trang web. Xây dựng cơ sở dữ liệu trên mạng internet, cung cấp, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và hoạt động kinh doanh. Ngoài những thông tin về pháp luật, trang web cần cung cấp thông tin về các công cụ, phầm mềm quản lí tiên tiến, các tổ chức đào tạo, tư vấn trên địa bàn; xây dựng diễn đàn trực tuyến để doanh nghiệp trao đổi, đánh giá về các vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các hiệp hội có trách nhiệm thiết lập mạng lưới doanh nghiệp vừa và nhỏ để các doanh nghiệp có điều kiện thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và mối quan hệ hợp tác; liên kết vệ tinh giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: các doanh nghiệp lớn hỗ trợ cùng đào tạo các doanh nghiệp vệ tinh của mình về kĩ năng quản lý doanh nghiệp. khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm tăng cường nguồn vốn đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh.

Phối hợp cựng cỏc hiệp hội, các tổ chức công đoàn tổ chức các hội thảo, cung cấp thông tin về các quy định liên quan tới lao động, nhằm điều chỉnh hiệu quả quan hệ “chủ doanh nghiệp- người lao động”, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, đồng thời giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, tránh tình trạng đình công hay công nhân bỏ việc đồng loạt.

Kết luận

Bằng việc hiểu rõ hơn về chỉ số năng lực cạnh tranh thông qua những tiêu chí cấu thành, phương thức tính toán chỉ số, các yếu tố tác động cũng như việc nghiên cứu các kinh nghiệm tốt của các địa phương có vị trí cao trong báo cáo PCI thêm vào đó với việc phân tích thực trạng cũng như so sánh chỉ số PCI của thành phố Hà Nội với các thành phố cú cỏc điều kiện tương đồng đó giỳp chúng ta có một cái nhìn tổng quát hơn về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nói chung cũng như những điểm mạnh, điểm yếu, những điểm tích cực hay hạn chế trong môi trường kinh doanh của thành phố Hà Nội nói riêng theo đánh giá của khu vực kinh tế tư nhân. Qua đó, rút ra được những kinh nghiệm và các giải pháp triệt để nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của thành phố xứng đáng với vị thế vốn có của một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Mặc dù trong tương lai gần, thành phố sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cải thiện chỉ số PCI bởi những tác động như sự khủng hoảng kinh tế thế giới hay việc sáp nhập với Hà Tây và một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phỳc….nhưng không phải là không có những cơ hội đối với thành phố trong quá trình nâng cao chỉ số. Cùng với quyết tâm của lãnh đạo thành phố và các cấp ban, ngành kết hợp với những giải pháp trên đây hy vọng sẽ đóng góp phần nào nhằm tạo ra hình ảnh một Thủ đô năng động và hấp dẫn với các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 104 - 107)