Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm tối đa chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 81 - 86)

II. Đe dọa (T)

3.2.2.Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm tối đa chi phí kinh doanh của doanh nghiệp

kinh doanh của doanh nghiệp

Việc giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghịờp là biện pháp thu hút đầu tư có hiệu quả. Bởi vì, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, thực ra “chi phí của việc ách tắc một hai container hàng xuất khẩu của doanh nghiệp tương đương với ưi đãi tiền thuê đất vài ba năm mà tỉnh áp dụng”. Việc giảm bớt một phần tiền thuê đất, hoặc kéo dài một số năm miễn tiền sử dung đất đối với các nhà đầu tư không quan trong bằng việc giải quyết nhanh gọn, kịp thời, thuận lợi các thủ tục hành chính, giao đất, cho thuê đất đúng hẹn khi ý thức được rằng thời gian đối với các nàh đầu tư, các doanh nghiệp là cơ hội kinh doanh, là tiền. Đứng trên quan điểm của nhà đầu tư,tinh giảm thủ tục và rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính là giải pháp ưu tiên mà Thành phố cần tập trung thực hiện.

Hiện nay, nhiều thủ tục hành chính vẫn còn là cản trở lớn đối với doanh nghiệp ở cả giai đoạn khởi sự, hoạt động và cả thủ tục xin ngừng hoạt động. Thớỡ gian tới, Thành phố cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng; rà soát để xóa bỏ và đơn giản hóa những thủ tục hành chính gia nhập thị trường. Việc đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường sẽ khuyến khích thành lập doanh

nghiệp và tham gia họat động kinh doanh một cách chính thức, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Theo khảo sát của Ngân hàng thế giới, các doanh nghiệp chính thức có hiệu quả hoạt động cao hơn 40% so với doanh nghiệp phi chính thức)

- Tiếp tục rà soát, không ngừng hoàn thiện, đơn giản hóa các thủ tục một cách toàn diện, triệt để theo hướng minh bạch, qui định rõ ràng thời gain nhận và xử lí hồ sơ, trách nhiệm của các cơ quan chức năng; kịp thời xử lí vướng mắc, tạo tõm lớ yên tâm cho doanh nghiệp. Quan tâm chú ý tới các qui trình, thủ tục trong lĩnh vực đất đai (giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..), đầu tư xây dựng (qui trình chấp thuận đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, giới thiệu địa điểm, cấp giấy phép xây dựng…)

Lãnh đạo các sở ngành, quận, huyện xem xét giải quyết kịp thời các vướng mắc của doanh nghiệp theo thẩm quyền. Nếu thuộc thẩm quyền của cấp trên, các cấp, các ngành cần phối hợp với doanh nghiệp kiến nghị với Thành phố hay Trung ương giải quyết. Tất cả cán bộ công chức cần nhận thức rõ việc triển khai chậm các thủ tục hành chính sẽ ảnh hưởng xấu không chỉ cho hoạt động của doanh nghịờp mà làm mất đi nguồn thu thuế, cơ hội tạo việc làm cho lao động.

- Tiếp tục cố gắng, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa”, “một đầu mối liờn thụng” ở các đơn vị thành phố. Qui định rõ và có chế tài kiểm soát việc thực hiện nghiêm thời hạn các cơ quan Thành phố phải trả lời, cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân và doanh nghiệp theo đúng chức năng. Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông, đảm bảo điều kiện thuận lợi trao đổi thông tin, giải quyết công việc giữa cơ quan Thành phố, giữa thành phố với người dân và doanh nghiệp. Triển khai nghiên cứu thực hiện các thủ tục trong lĩnh vực: hải quan, thuế quan, thành lập doanh nghiệp qua mạng.

- Tập trung xây dựng chương trình, đề án với lộ trình thực hiện cụ thể, qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chủ trì, phối hợp trong việc hoàn thiện những thủ tục hành chính quan trọng.

Các cơ quan, đơn vị của Thành phố cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tạo mọi điều kiện để các doanh nghịờp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh: Sở KH&ĐT Hà Nội chủ trì nghiên cứu tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa thủ tục đăng kí kinh doanh; cơ quan thuế quan và hải quan nghiên cứu, mở rộng đối tượng, tiến tới để tất cả doanh nghiệp tự kê khai và nộp thuế theo quy định của Nhà nước; không ngừng cải tiến thủ tục, giải quyết tốt các thủ tục về mua bán, hóa đơn giá trị gia tăng, thủ tục hoàn thuế, thủ tục thông quan, thuế quan, đảm bảo nhanh, gọn; Sở Tài nguyên môi trường và Nhà đất nghiên cứu để giải quyết tốt hơn, hiệu quả vấn đề đất đai, mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp; các ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện hoàn thành kế hoạch, các Sở, ngành tiếp tục qui trình thủ tục hành chính phục vụ doanh nghiệp (gia hạn các chứng chỉ về môi trường vệ sinh thực phẩm, an toàn cháy nổ…); các cơ quan Nhà nước theo chức năng nhiệm vụ phối hợp xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành đúng qui định của phỏp lụõt, tránh tình trạng doanh nghiệp phải tiếp nhiều đoàn thanh tra trong năm.

+ Thủ tục thành lập doanh nghiệp: Qui định về các thủ tục gia nhập thị trường luôn được đánh giá là yếu tố quan trọng nhất khi xây môi trường kinh doanh thuận lợi đối với khởi nghiệp và phát triển của doanh nghiệp. Để kinh tế Thủ đô phát triển mạnh, nhanh, bắt kịp các thành phố lớn trong khu vực, Thành phố cần tập trung tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch, phấn đấu để Hà Nội sớm đạt mục tiêu số lượng doanh nghiệp hoạt động trên 100 dân ở mức trung bình của khu vực: 1 doanh nghiệp/ 20 dân (trước khi sáp nhập tỷ lệ này Hà Nội là 1doanh nghiệp/ 48dân).

Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, ở các nước có môi trường kinh doanh tốt, nhà đầu tư chỉ mất trung bình 3- 5 ngày với 2-3 thủ tục và chi phí 2% thu nhập hàng năm/ người để thành lập 01 doanh nghiệp. Do vậy Thành phố cần tiếp tục chủ động nghiên cứu, thực hiện sáng tạo Nghị định số 88/2006/ NĐ-CP ngày 29/08/2006 về đăng kí kinh doanh, Thông tư Liên tịch số 02/2007/ TTLT- BKH-BTC-BAC ngày 27/02/2007 của Bộ KH&ĐT- Bộ Tài chính- Bộ Công an hướng dẫn cụ thể phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng kí kinh doanh, đăng kí thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp, hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện mô hình “một cửa liờn thụng” trờn cơ sở tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa 03 cơ quan quản lí Nhà nước thực hiện 03 thủ tục: đăng kí kinh doanh, khắc dấu và đăng kí mã số thuế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước là nhân tố chủ yếu để thực hiện những cải cách đột phá trong quản lí Nhà nước và trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt, hiểu rõ quy định thủ tục, giảm thời gian phải sửa chữa, hoàn thiện hố sơ giấy tờ.

Rà soát, đề xuất hợp lí húa cỏc khõu tổ chức, cải tiến loại bỏ những khâu công việc, thủ tục bất hợp lí, giảm bớt các giấy tờ không cần thiết thông qua việc tăng cường ứng dụng tin học hóa trong cỏc khõu thủ tục thành lập doanh nghiệp. Chuẩn hóa thông tin trên cơ sở xây dựng các phần mềm quản lí, tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa các cơ quan thuế, công an, thống kê, kế họach và đầu tư, bảo hiểm xã hội…, phục vụ tốt công tác hoạch định chính sách, công tác quản lí Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu chuẩn hóa bộ hồ sơ cung cấp đầy đủ mọi thông tin cần thiết cho các cơ quan đăng kí kinh doanh, thuế và công an. Chủ động xây dựng luận chứng, kiến nghị chính phủ cho Hà Nội thí điểm thực hiện áp dụng một bộ hồ sơ chuẩn để doanh nghiệp có thể cung cấp mọi thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng, loại bỏ những nội dung, giấy tờ trùng lặp hoặc không hợp lí.

Phát triển hệ thống cỏc phũng đăng kí kinh doanh hợp lí, tăng cường cơ sở vật chất cho cỏc phũng đăng kí kinh doanh các cấp, đảm bảo điều kiện cần thiết để các doang nghiệp thực hiện các thủ tục được hướng dẫn chu đáo. Thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên tại cỏc phũng đăng kí kinh doanh, bảo đảm trình độ, kiến thức đáp ứng được yêu cầu, đồng thời nâng cao được đạo đức nghề nghiệp, có văn hóa ứng xử tốt.

- Về thủ tục kê khai nộp thuế: Tăng cường hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế, thủ tục nộp thuế, kịp thời giải đáp các thắc mắc cho doanh nghiệp: thực hiện chứng từ, kê khai, báo cáo trong quá trình hoạt động… Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, các hiệp hội đào tạo về chế độ kế toán gắn với tập huấn về chính sách thuế, thủ tục thuế, cung cấp thông tin cho người nộp thuế dưới nhiều hình thức.

Rà soát xóa bỏ các thủ tục, hồ sơ gây khó khăn, phiền hà, giảm bớt thời gian chờ đợi giải quyết công việc của người nộp thuế. Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính cho người nộp thuế theo cưo chế một cửa để tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Thực hiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đảm cán bộ thuế có trình độ, kiến thức, kĩ năng quản lí thuế tiên tiến, đồng thời có đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt. Kiện toàn và tăng cường hệ thống kiểm tra nội bộ trong toàn ngành thuế để kiểm soát và giảm thiểu đi đến xóa bỏ hành vi gây phiền hà sách nhiễu doanh nghiệp.

Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học vào cỏc khõu quản lí thuế. Đẩy nhanh việc xây dựng và phát triển hệ thống ứng dụng tin học với sự hợp tác của các đơn vị trong và ngoài nước, áp dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lí và chỉ đạo điều hành tại Cục thuế Thành phố và chi cục thuế các quận, huyện, tiến tới thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử.

+ Về các loại giấy phép: Mặc dù Hà Nội được đánh giá khá tốt về chỉ tiêu “cỏc giấy phép con”, song vẫn còn 16% doanh nghiệp Hà Nội cú trờn 5 giấy phép, trong đó 2% cú trờn 10 giấy phép. Do vậy Hà Nội vẫn rất cần rà soát lại toàn bộ giấy phép, giấy

đăng kí, quyết định chấp thuận, loại bỏ những loại không cần thiết, hiệu quả quản lớ khụng cao. Thực hiện nghiêm Luật doanh nghiệp, Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều luật của Luật doanh nghiệp. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc ban hành “giấy phép con” của các cấp, các ngành Thành phố. Giao một cơ quan đầu mối của Thành phố trong việc theo dõi quá trình xây dựng, ban hành các qui định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, có trách nhiệm báo cáo cho UBND Thành phố về những trường hợp ban hành các qui định vi phạm Luật doanh nghiệp để kịp thời giải quyết.

Chỉ đạo rà soát, kiểm tra tính pháp lí, mức độ hợp lí của gần 300 loại giấy phép mà tổ công tác, VCCI và các hiệp hội đã kiến nghị, để có cơ sở cho dừng thực hiện hay kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung. Các ngành, các cấp rà soát, kiểm tra những ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực phụ trách. Làm rõ và công bố công khai các loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề đó theo hai loại: thứ nhất, được ban hành trong luật, pháp luật, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ;

thứ hai, được ban hành tại các văn bản khác. Nghiêm túc loại bỏ, không áp dụng các quy định loại thứ 2 kể từ ngày 01/09/2007.

Một phần của tài liệu Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố hà nội mới (Trang 81 - 86)